Luận Văn Một số vấn đề lý luận về giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế.

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề lý luận về giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế.


    Mở đầu


    Công cuộc đổi mới được triển khai ngày càng sâu rộng đến nay đã sang năm thứ 12. Chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, đối nội, đối ngoại .bộ mặt của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều. Đó là một sự thật hiển nhiên mà nhân dân ta đều thấy rõ và thế giới thừa nhận. Tất cả chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đất nước ta và xu thế chung của thời đại.
    Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng thấy nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn, suy thoái như tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí, phân hoá giàu nghèo, chạy theo tiền tài, danh vị, quan liêu, dối trá, luồn lách, cơ hội . có tệ nạn đã trở thành quốc nạn, có tệ nạn càng chống lại càng phát triển rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Đó cũng là sự thật nhưng là sự thật đáng buồn, hay nói các khác đó là mặt trái của tình hình đã và đang làm cho mọi Đảng chân chính cũng như mọi người dân lương thiện băn khoăn, lo lắng có khi đã có những bất bình đáng tiếc xảy ra.
    Chúng ta phải thấy rõ hai mặt của tình hình, đánh giá khách quan đúng mức, không thổi phồng, cường điệu bất cứ mặt nào. Khẳng định thành tựu để làm cho những gì là tốt đẹp, là tích cực không phải chỉ là kết quả đổi mới mà còn phải trở thành mặt chủ đạo của đời sống xã hội, trở thành tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của đất nước, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Mặt khác, phải nhận diện cho đúng, cho hết những tệ nạn, tiêu cực, suy thoái, đang là lực cân con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Hơn nữa Bác Hồ đã nói những cái đó còn là những “giặc nội xâm”, là “đồng minh” của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Sự phá hoại ấy tập chung vào mấy việc: một là, làm sao cho ngày càng có nhiều người mất lòng tin và đi đến từ bỏ chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hai là làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đi đến làm mất vai trò lãnh đạo ấy, ba là làm sao xoá bỏ được định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, bốn là tích tụ tâm trạng dao động, hoài nghi, bi quan, bất mãn, kích động những hành vi chống đối, manh động nhằm gây mất ổn định xã hội tạo nên tình trạng rối loạn ngày càng lớn hơn. Nguy cơ “diễn biến hoà bình” chính là nhằm vào mục tiêu đó. Sự “diễn biến hoà bình” từ ngoài với nhiều âm mưu, thủ đoạn, hành động và phương tiện khác nhau, chủ yếu là nhằm tạo ra được sự “diễn biến từ trong”, ngay trong hàng ngũ những người cách mạng, ngay trong tầng lớp nhân dân. Hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng nếu bên trong chúng ta vững vàng thì mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” từ ngoài nhất đinh đều bị thất bại.
    Nhìn nhận được thấy mặt trái của tình hình Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang cố gắng tìm mọi cách đẩy lùi, khắc phục, ngăn chặn những tiêu cực, tệ nạn, suy thoái đang diễn ra, cùng nha đưa ra ý kiến, đề xuất để giải quyết tốt vấn đề này. Người ta tập chung vào hai loại vấn đề là: một là kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, hai là dân chủ và sự lãnh đạo của Đảng.
    Về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có ý kiến cho rằng kinh tế thị trường không thể đi đôi với chủ nghĩa xã hội, nếu chấp nhận chủ nghĩa xã hội thì phải từ bỏ kinh tế thị trường, không thể “bắt cá hai tay” được. Làm như hiện nay thì chỉ đẻ ra một nền kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, không ra kinh tế chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một cách nói nhập nhằng, chỉ tạo ra tình trạng nước đôi, nửa vời, vừa làm vừa run, chỉ có lợi cho những kẻ đục nước béo cò mà thôi. Từ đó đi đến nhận định: kinh tế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế của đất nước, đem lại lợi ích cho các tầng lớp nhân dân, còn việc gắn định hướng xã hội chủ nghĩa vào đây chỉ là vì lợi ích của Đảng chứ không đem lại lợi ích gì cho tuyệt đại đa số nhân dân.
    Cuối cùng người ta đã nói rõ: hãy chon kinh tế thị trường và từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ sự lựa chọn theo hệ tư tưởng do Đảng đề xướng, thực chất là do Đảng áp đặt cho toàn xã hội, hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là ngõ cụt, là con đường đi đến thất bại, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là nói thế thôi , chưa có gì rõ cả, thực ra là ta đang chuệch choạc. Ở đây không một chữ nào đề cập đến chủ nghĩa tư bản, nhưng ý đồ định hướng cho đất nước ta đi theo chủ nghĩa tư bản đã quá rõ ràng. Từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ chọn kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường ấy sẽ tất yếu dẫn đến chủ nghĩa tư bản.
    Từ khi bước vào đổi mới, chúng ta đã đổi mới tư duy, đổi mới khá nhiều những quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Trong những quan điểm mới, có vấn đề chấp nhận kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, vì kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường không phải chỉ riêng chủ nghĩa tư bản, nó xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có sản xuất hàng hoá. Chúng ta đã đi đến nhất trí nền kinh tế mà chúng ta cần xây dựng không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp như trước đây mà là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Đây là vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đặt mối quan tâm chủ yếu trong việc xây dựng đất nước ta. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cố gắng tìm mọi cách điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế mới, nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi đi vào kinh tế thị trường, làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn, sử dụng tột kinh tế thị trường phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm sao kinh tế nhà nước không bị thua lỗ để đóng được vai trò chủ đạo, làm sao phát huy được năng lực của các thành phần kinh tế . Như vậy việc ra đời đề án này là rất cần thiết, kịp thời, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, phù hợp với mục tiêu phương hướng mà chúng ta đặt ra.
    Hiện nay, những người Việt Nam trong nước cũng như những người Việt Nam sống ở nước ngoài, vẫn có người nghĩ rằng chỉ cần đặt vấn đề “xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh” là đủ, không cần phải đưa nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì nói như vậy vừa thừa vừa làm rối tư duy, theo họ chủ nghĩa nào cũng được miễn là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dòng sông tự nó chảy ra biển, việc gì phải uốn nắn, định hướng, làm một việc thừa trái quy luật. Lập luận trên không phải không có tác động đến một số người, nhất là lớp người chưa qua kinh nghiệm đấu tranh, muốn an phận, “tuần tự nhi tiến”, “khắc đi khắc đến”.
    Thực tế diễn ra mấy năm nay, trên thế giới cũng như trong nước, cho phép chúng ta kết luận rằng: suy nghĩ trên là hời hợt và nguy hiểm. Nguy hiểm vì nó sùng bái tính tự phát, hơn nữa nó tước mất lý tưởng của một dân tộc, tức là tước đi ý chí chiến đấu của dân tộc. Một xã hội muốn tồn tại, một dân tộc muốn ngang hàng với các dân tộc khác, phải có tư tưởng của mình. Chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta: đó là tư tưởng về định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Định hướng là “nghệ thuật nhận biết được mình đang ở đâu bằng cách xác định được những đặc điểm then chốt”. Còn tính từ “xã hội chủ nghĩa” là thể hiện được nguyên tắc, tinh thần, đặc điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học. Theo từ điển chủ nghĩa công sản khoa học của Liên Xô “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để chỉ đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sau chiến tranh thế giới thứ 2, được giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua chủ nghĩa tư bản.
    Từ sau đại hội VII, khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” được sử dụng rộng rãi trng các văn kiện của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, trong các công trình khoa học ở nước ta.
    Theo văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là phấn đấu thực hiện sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà đại hội VII đã thông qua. Trong văn kiện đó viết: “Đại hội VII đã nêu lên sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. đại hội cũng đã chỉ rõ bảy phương hướng cơ bản để từng bước thực hiện trong các thực tế các đặc trưng ấy. Đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa mà các hội nghị Trung ương (khoá VII) đã cụ thể hoá để chỉ đạo thực hiện”. Nói cách khác, “ định hướng xã hội chủ nghĩa “ là khái niệm dùng để chỉ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt tới cùng những phương hướng cơ bản để từng bước tiến tới mục tiêu đó.
    Đi đôi với việc hiểu thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng cần hiểu rõ về kinh tế thị trường. Có hai loại ý kiến khác nhau:
    Một là, xem “kinh tế thị trường” là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là một phương thức tổ chức vận hành kinh tế xã hội. Kinh tế thị trường là “phương thức”, “phương tiện”, “công cụ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả. Tự nó không mang tính giai cấp-xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được.
    Hai là, xem “kinh tế thị trường” là một loại quan hệ kinh tế xã hội chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng sản xuất làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải chỉ là cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp, giai cấp khác. Cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt của nó.
     
Đang tải...