Tiểu Luận Một số vấn đề lý luận về báo chí cho trẻ em

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. TRẺ EM VÀ TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    1.1.1. Trẻ em
    1.1.1.1. Định nghĩa trẻ em
    “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” từ lâu đã trở thành khẩu lệnh trong các chương trình hành động vì trẻ em và cho trẻ em ở mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Thế nhưng, việc định nghĩa về trẻ em đến nay vẫn chưa được thống nhất. Bởi tùy theo môi trường, hoàn cảnh, trình độ văn hoá và nhận thức của mỗi người, mỗi quốc gia, trẻ em được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để dễ dàng xác định ai là đối tượng trẻ em và để thuận lợi trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở mỗi quốc gia, Công ước đã đưa ra một quy định chung mang tính quốc tế là “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn” [58, tr.2].
    Theo Pháp luật Việt Nam “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [65, tr.4]. Như vậy, do điều kiện cụ thể của đất nước, trẻ em Việt Nam được hiểu nhỏ hơn trẻ em quy định trong Công ước.
    1.1.1.2. Trẻ em - đối tượng luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta
    Trẻ em là người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước, vì vậy, các em luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội qua đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội và trách nhiệm pháp lý. Điều này thể hiện rõ tại điều 65, Hiến pháp nước CHXHCN năm 1992: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước, và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [63, tr.39]; điều 5, Luật BVCS&GDTE (sửa đổ, bổ sung): “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [65, tr.6].
    Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương vô bờ cho trẻ em. Người viết trong bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các bé cho tốt” [60, tr.467-468]. Thực hiện lời dạy của Người, trong mọi chặng đường phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định “Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này” [57, tr.14]. Vì vậy, công tác BVCS&GDTE được Đảng đưa ra bàn luận tại các kỳ đại hội, hội nghị lớn. Điển hình nhất là tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm 4 năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Đảng đã tập trung bàn luận nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác BVCS&GDTE. Tại đây, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng - Lê Khả Phiêu phát biểu:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...