Tiểu Luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    :tongue:
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã đem lại
    những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại khá cao so với mức tăng trưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng thời những đòi hỏi về công bằng xã hội cũng lớn hơn. Đây chính là vấn đề phức tạp đang đặt ra cho đất nước ta đúng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội” [12; tr. 69].
    Thật vậy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
    xã hội không phải là một vấn đề đơn giản. Trong thực tiễn đã có nhiều bằng
    chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
    Tăng trưởng thường làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và không công
    bằng vì những người giàu sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn do tăng trưởng
    đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội do chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các yếu tố kích thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề công bằng xã hội thì xã hội sẽ không ổn định và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền vững. Dù sao đi nữa, thì sự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” và “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương”
    Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Đề tài tăng trưởng kinh tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều lý thuyết và mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nhiều bài báo, hội thảo khoa học .v.v đề cập đến vấn đề này ở các khía cạnh cũng như cách tiếp cận khác nhau. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay như:
    - “Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Đình Bách-GS.TS. Trần Minh Đạo (đồng chủ biên);
    - “Phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp (Chủ biên);
    - “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của PGS.TS. Trần Thọ Đạt
    - “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại Thành Phố Hồ Chí Minh” của Phạm Mỹ Duyên (Luận văn Thạc sĩ kinh tế - năm 2006, Khoa kinh tế – ĐHQG. TP.HCM).
    - Đặc biệt là các ấn phẩm, báo cáo khoa học, các bài viết của Ngân hàng thế giới (WB) , của Chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và của Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh phân tích sâu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay có giá trị khoa học và thực tiễn.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Khái quát cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ;
    - Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu các mô
    hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mà rút ra những vấn đề
    mang tính phổ biến nhằm đề nghị các định hướng , giải pháp phù hợp trong việc tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Đối tượng nghiên cứu được xác định là việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH .
    - Phạm vi của đề tài sẽ trình bày mang tính khái quát những vấn đề lý luận
    và thực tiễn, chủ yếu là tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
    - Tiểu luận sẽ vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện
    chứng và duy vật lịch sử.
    - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như : Mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, thống kê




    :mask:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...