Tiểu Luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước trong thời đại ngày nay, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất và là yếu tố chủ đạo quyết định các nguồn lực khác. Bởi vậy, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới vấn đề nguồn lực con người được đặt vào đúng vị trí của nó.
    Nguồn lực con người được phát huy không chỉ là động lực trực tiếp mà còn là mục tiêu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững", vấn đề đặt ra là làm thế nào để con người có được vai trò và bằng cách nào để phát huy được vai trò của nhân tố con người cho mục tiêu phát triển? Đó là câu hỏi lớn đã và đang tiếp tục đòi hỏi phải tìm lời giải đáp.Cả nước chỉ có thể thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi phát huy được cao độ nguồn lực con người cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
    Thực tế nguồn lực con người ở nước ta vẫn chưa được phát huy và sử dụng có hiệu quả, như: tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên,việc làm không hiệu quả . còn khá phổ biến, hơn nữa nhiều tiềm năng quan trọng của nhân tố con người như trí tuệ, nền văn hóa truyền thống . vẫn chưa được phát huy tốt trong quá trình đổi mới hiện nay. Vì vậy, để nghiên cứu vạch ra những cơ sở khoa học cho việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn, lý luận quan trọng. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài " Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam "
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Phát huy nguồn lực con người nói chung, nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta nói riêng đã được nhiều người nghiên cứu với những hình thức, mức độ khác nhau và đã được công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng, trên những tạp chí chuyên ngành và trên những chương sách chuyên khảo khác.
    Mặc dù vấn đề nguồn lực con người đã được nhiều nhà khoa học có uy tín thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau nghiên cứu và mở nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này, nhưng đây là vấn đề lớn và rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi các cơ sở lý luận và thực tiễn để thực hiện tốt chiến lược con người, phát huy cao nhất vai trò con người cho các mục tiêu kinh tế mà Đại hội Đảng làn thứ VIII cũng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) đã đề ra vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu.
    Vấn đề về phát huy nguồn lực con người là một chủ đề hấp dẫn, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đă đạt được những thành tựu quan trọng khi nghiên cứu về chủ đề nêu trên. Những thành tựu đó có thể khái quát với những nét cơ bản sau:
    1. Lê Quang Hoan (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Đây là một công tŕnh rất công phu của tác giả Lê Quang Hoan. Trong Luận án này, tác giả đă làm rõ nguồn gốc, quá tŕnh hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; phân tích làm rõ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và vai tṛ của con người trong tiến tŕnh cách mạng Việt Nam Tác giả đă rất thành công trong việc phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, vai trò của con người trong sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta hiện nay.
    2.Phùng Thu Hiền (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    Với đề tài này, tác giả Phùng Thu Hiền đă làm rõ quan niệm Hồ Chí Minh về nhân tố con người, làm rõ những thành công, hạn chế trong việc phát huy nhân tố con người ở nước ta và đề ra những phương hướng, giải pháp để phát huy nhân tố con người trong thời kỳ đổi mới
    3.Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá (Nghiên cứu xă hội học), Nxb CTQG, Hà Nội.
    Cuốn sách là sự chuyển tải nội dung của Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xă hội” mang mă số KX.07 do Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm) cùng với nhóm học giả có uy tín trong nước thực hiện. Đây là một công tŕnh được thực hiện một cách công phu, đạt chất lượng cao, đem lại những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu về con người và phát huy nguồn lực con người. Trong cuốn sách này, các tác giả đă phân tích khái quát truyền thống văn hoá dân tộc, đi sâu làm rơ vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tế - xă hội. Trên cơ sở đó, các tác giả đặt vấn đề chuẩn bị con người Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...