Tiểu Luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có thể được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH do mình gây ra.

    Trên thực tế, trách nhiệm BTTH của cá nhân có thể phát sinh với người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại hoặc người khác không có hành vi gây thiệt hại hoặc đôi khi thiệt hại bị xem như là rủi do. Tưởng chừng có vể mâu thuẫn nhưng bản chất lại không hề mâu thuẫn. Trách nhiệm BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng cơ bản phụ thuộc vào năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân mà hiểu sâu hơn nữa chính là năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự.

    Vậy, pháp luật quy định thế nào về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng? Thực tiễn vấn đề này có gì đáng chú ý? Cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân do gây thiệt hại ngoài hợp đồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...