Luận Văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2


    3. Phạm vi nghiện cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Cơ cấu của luận văn .2


    CHƯƠNG 1:


    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 3


    1.1. Nhượng quyền thương mại .3


    1.1.1 Lịch sử hình thành NQTM 3


    1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại NQTM .4


    1.1.2.1 Khái niệm NQTM .4


    1.1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của hoạt động NQTM 6


    1.1.2.3 Phân loại NQTM 7


    1.13 Khái niệm hợp đồng NQTM 9


    1.1.3.1 Khái niệm hợp đồngNQTM trên thể giới 9


    1.1.3.2 Khái niệm hợp đồng NQTM ở Việt nam 10


    1.2. Sự hình thành và phát triển pháp luật NQTM 10


    1.2.1 Trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 .11


    1.2.2 Sau ngày 01 tháng 01 năm 2006 .11


    1.3. Phân biệt NQTM với một số phương thức kinh doanh khác .12


    1.3.1. NQTM và lisence đối tượng SHTT .12


    1.3.2. NQTM và chuyển giao công nghệ 13


    1.3.3. NQTM và Đại lý thương mại .14


    1.4. Vai trò và ý nghĩa của NQTM 15


    1.4.1. Đối với bên nhượng quyền .15


    1.4.2. Đối với bên nhận quyền .16

    1.4.3. Đối với nền kinh tể .17


    1.5. Pháp luật về hợp đồng Nhượng quyền thương mại một số nước trên thế giới 18


    1.5.1 Pháp luật Mỹ về hợp đồng NQTM .18


    1.5.2 Pháp luật Trung Quốc về hợp đồng NQTM 18


    1.5.3 Pháp luật Đức về hợp đồng NQTM 18


    1.5.4 Pháp luật Pháp về hợp đồng NQTM .19


    CHƯƠNG 2


    NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .21


    2.1 Chủ thể hợp đồng NQTM 21


    2.2 Hình thức hợp đồng NQTM 26


    2.3 Giao kết hợp đồng NQTM .27


    2.4 Nội dung hợp đồng NQTM .31


    2.4.1 về đối tượng hợp đồng NQTM 31


    2.4.2 về quyền và nghĩa vụ các bên .33


    2.4.3 Giá cả, phỉ nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán 37


    2.4.4 Thời điểm và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng NQTM .38


    2.4.5 Chấm dứt hợp đồng .39


    2.5 Vi phạm trong hợp đồng NQTM .40


    2.5.1 Một số vi phạm thường gặp trong quan hệ NQTM 40


    2.5.2 Chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng NQTM .42


    2.5.2.7 Buộc thực hiện đúng hợp đồng .42


    2.52.2 Bồi thường thiệt hại 43


    2.5.2.3 Phạt vi phạm 44


    2.5.2.4 Các chế tài khác .45


    2.5.3 Xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm hợp đồng NQTM .45


    2.6 Cung cấp thông tin .47


    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 49


    3.1 Thực trạng hoạt động NQTM ở Việt Nam 49


    3.1.1 Tình hình hoạt động của một số mô hình nhượng quyền thương hiệu ở nước ngoài vào Việt Nam .49


    3.1.2 Tĩnh hình hoạt động của một số mô hình mô hình nhượng quyền của thương hiệu Việt Nam 52


    3.2 Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng NQTM ở Việt Nam 56


    3.2.1 về đối tượng NQTM .56


    3.2.2 về chủ thể .57


    3.2.3 về nội dung hợp đồng .60


    3.2.3.1 Vấn đề đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền


    thương mại .60


    3.2.3.2. về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng NQTM 62


    3.2.3.3 Một số vấn đề khác liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại .64
    KẾT LUẬN


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Nhượng quyền thương mại (Franchise) cùng với các hình thức kinh doanh khác đã tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ 19, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên thế giới năm 2000 là khoảng 1.000 tỉ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau. Nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh rất phổ biến và đang lan rộng khắp thế giới. Theo thống kê năm 2001 tại Mỹ có khoảng 800.000 cơ sở kinh doanh theo phương thức franchise với hơn 10 triệu nhân công và hơn 625 tỷ USD doanh số.(1)


    Theo đánh giá của Hội đồng nhượng quyền quốc tế (WFC), hiện nay ở Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động do cả doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành với các tên tuổi đã trở lên quen thuộc như Cafe Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Do Bakery, Kentucky Fried Chicken (KFC), Dilmahs, .về cơ bản, với thị trường tiềm năng hơn 80 triệu dân, hạ tầng dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 7%, số lượng doanh nghiệp tăng đáng kể là những tiền đề để hình thức kinh doanh franchising phát triển mạnh mẽ ở Việt nam, hơn nữa theo dự báo, sau khi gia nhập WTO, nhượng quyền thương mại ở nước ta sẽ có cơ hội phát triển nhanh do sự đầu tư của các công ty và tập đoàn lớn chuyên về franchising. Để có thể hội nhập thành công thì một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và thách thức của hệ thống kinh doanh đặc thù này trước khi quyết định kí kết hợp đồng để tham gia mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.


    Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hình thức pháp lý thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là căn cứ pháp luật quan trọng nhất và cũng là căn cứ hợp tác kinh doanh của hai bên, đó là cơ sở làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là căn cứ giải quyết tranh chấp giữa các bên. Mặt khác, đó cũng là cơ sở để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhượng quyền trên lãnh thổ Việt Nam, có thể nói hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò quan trọng trong quan hệ nhượng quyền giữa các chủ thể. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” rất cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng, đồng thời nghiêng cứu một số nét cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm làm rỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại, kết hợp với việc xem xét thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.


    3. Phạm vỉ nghiên cứu


    về lý luận: Đề tài này nghiên cứu về quy định của pháp luật về NQTM trong đó tập trung vào các vấn đề về hợp đồng như: chủ thể, hình thức, nội dung . được quy định tại Luật thương mại và các vãn bản liên quan như: Luật cạnh tranh 2004; Luật sở hữu trí tuệ 2005; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Nghị định 35/2006/NĐ-CP .


    về thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động NQTM. Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về NQTM để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về NQTM.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Luận văn lấy phương pháp trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp liệt kê .Các phương pháp này được sử dung đan xem lẫn nhau xem xét toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng nhượng quyền thương mại.


    5. Cơ cấu của luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm ba chương:


    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng quyền thương mại


    Chương 2: Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam


    Chương 3: Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Một số đánh


    giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...