Luận Văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại

    LỜI MỞ ĐẦU.
    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu .1


    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2


    4. Phương pháp nghiên cứu 2


    5. Bố cục của luận văn .2


    Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI . . 3


    1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại 3


    1.1.1 Khái niệm Trọng tài thương mại .3


    1.1.2 Đặc điểm cửa Trọng tài thương mại 3


    1.1.3 Phân loại Trọng tài thương mại .5


    1.1.4 Vai trò của Trọng tài thương mại 5


    1.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài .6


    1.2.1 Lích sử hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài .6


    1.2.2 Khái niệm và ưu điểm của phương thúc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài .10


    1.3 Khái quát về sự hỗ trợ tư pháp đối vói hoạt động của Trọng tài thương mại 12


    1.3.1 Khái niệm hỗ trợ tư pháp .12


    1.3.2 Sự hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại .13


    1.3.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại . 13


    1.4 Kết luận chương 1 15


    Chương 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÈ HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI .17


    2.1. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại 17


    2.2. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của Trọng tài thương mại .18


    2.2.1. Tòa án hỗ trợ Trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời . 18


    2.2.2. Hỗ trợ của Tòa án đối với Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập .26


    2.2.3. Tòa án hỗ trợ trong việc triệu tập nhăn chứng và thu thập chứng cứ 31


    2.2.4. Tòa án hỗ trợ trong việc xem xét thỏa thuận Trọng tài, xem xét thầm quyển giải quyết tranh chấp của Hội đồng Trọng tài .33


    2.2.5. Tòa án xem xét hủy phán quyết Trọng tài 38


    2.3. Sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án đối với hoạt động của Trọng tài thương mại 41


    2.3.1.Cơ quan thi hành án hỗ trợ việc thi hành quyết định áp dạng biện pháp khẩn cấp tạm thời cửa Hội đồng Trọng tài: .41


    2.3.2.Cơ quan thi hành án hễ trợ việc thi hành phán quyết Trọng tài .41

    2.4.Kết luận chương 2 43


    Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 44


    3.1.Thực tiễn hoạt động của Trọng tài thương mại 44


    3.2.Giải pháp nâng cao vai trò của Trọng tài thương mại trong việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hoạt động hỗ trợ tư pháp của cơ quan tư pháp . 48


    3.2.1.Giải pháp chung 48


    3.2.2. Giải pháp cụ thể về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại 50


    3.3.Kết luận chương 3 51


    KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 52

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Sau hơn hai mươi năm đổi mới và mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội VI (12/1986), Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh kinh tế đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, tranh chấp xảy ra trong thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời.


    Pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật thương mại nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay Trọng tài. Trên thế giới, phương thức giải quyết bằng Trọng tài được áp dụng rất rộng rãi nhưng ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp này vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật nước ta còn những quy định chưa phù hợp và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế, trong đó tiêu biểu là các quy định về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nước ta đang từng bước hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài, tiêu biểu là sự ra đời của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cơ bản đã khắc phục được những điểm chưa phù hợp của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 (PLTTTM 2003).


    Nhà nước đang thực hiện chủ trương khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài thương mại khi phát sinh tranh chấp giữa các bên. vấn đề trên xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết việc tranh chấp của mình một cách thuận lợi, nhanh chóng và có hiệu quả, đồng thời cũng góp phần giảm tải công việc cho Tòa án. Tòa án và Trọng tài thương mại tồn tại độc lập nhau nhưng có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết với nhau. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật Trọng tài, đặc biệt là quy định rõ ràng về mối quan hệ hỗ trợ của Cơ quan tư pháp đối với Trọng tài là một vấn đề cấp thiết. Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Quy định pháp luật về Trọng tài thương mại rất rộng do đó việc nghiên cứu, tìm tài liệu còn hạn chế, đề tài nghiên cứu có giới hạn, thời gian làm đề tài ngắn, thêm vào đỏ trong thời gian làm đề tài thì Luật Trọng tài thương mại 2010 mới có hiệu lực và được áp dụng vào thực tế chưa lâu (thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến khi báo cáo luận văn). Vì vậy người viết chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về cơ chế hỗ trợ của Cơ quan tư pháp (Tòa án, Cơ quan thi hành án) đối với hoạt động của Trọng tài thương mại trong quá trinh giải quyết tranh chấp. Cụ thể, người viết phân tích các quy định trong Luật Trọng tài thương mại 2010 trên cơ sở so sánh với PLTTTM 2003, Luật mẫu Uncitral và Luật Trọng tài của một số nước trên thế giới.


    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Luận văn hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại hiện hành trong việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại của Cơ quan tư pháp, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật về vấn đề này. Từ đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại của Cơ quan tư pháp.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật viết, tổng họrp để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.


    5. Bố cục của luận văn


    Luận văn trình bày gồm những phần:


    - Mục lục


    - Lời mở đàu


    - Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại


    - Chương 2: Cơ sở pháp lý về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại


    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của Trọng tài thương mại


    - Kết luận vấn đề


    - Danh mục tài liệu tham khảo


    - Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...