Tiểu Luận Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sự phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    4. Một số kiến nghị
    Trong thời gian qua, để triển khai Luật Cạnh tranh cũng như các quy định xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24-08-2005*về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15-09-2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30-09-2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09-01-2006*về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.
    Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, vẫn còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý cần phải được hoàn thiện như sau:
    Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại*
    Luật Cạnh tranh tuy có quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng chỉ mới điều chỉnh các hành vi này bằng mệnh lệnh hành chính. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra không được quy định cụ thể mà Luật lại dẫn chiếu đến pháp luật dân sự (Điều 117 Luật Cạnh tranh).
    Như vậy, vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005.
    Để cho các quy định về bồi thường thiệt hại liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh triển khai được trong thực tế rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra cần có sự hướng dẫn, giải thích từ các cơ quan có thẩm quyền (nhất là từ phía Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Thương mại). Trong các vấn đề ấy, cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
    - Xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra?
    Theo thông lệ chung của các nước, đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ thể tiến hành khởi kiện chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh. Vậy nên chăng, pháp luật nước ta quy định rõ về vấn đề này.
    - Những loại chế tài dân sự nào có thể áp dụng cho chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
    Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật dân sự năm 2005, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trong đó có Tòa án) áp dụng một trong các hình thức sau: a) công nhận quyền dân sự; b) buộc chấm dứt hành vi vi phạm; c) buộc xin lỗi, cải chính công khai; d) buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; đ) buộc bồi thường thiệt hại.
    Bởi vậy, cần xác định rõ những loại chế tài nào sẽ được áp dụng cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
    - Về mức bồi thường thiệt hại và xác định mức bồi thường thiệt hại.
    Vấn đề xác định mức bồi thường thiệt hại thực tế do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra luôn là vấn đề phức tạp.
    Để đơn giản hóa, pháp luật một số quốc gia đã đưa ra quy tắc, lợi nhuận thu được của chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ đương nhiên thuộc về chủ thể bị cạnh tranh không lành mạnh[6]. Đây cũng là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên tham khảo và có chính sách rõ ràng về vấn đề này.
    Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định rõ về vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...