Luận Văn Một số vấn đề lý luận liên quan tới định hướng xhcn trong phát triển kinh tế nhiều thành phần

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Năm 1986, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế xã hội, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khung hoảng kinh tế. Một trong những nội dung cơ bản trong đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam do Đại hội VI đề ra là xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Chính sách kinh tế nhiều thành phần được coi là chính sách có chiến lược, được thực hiện nhất quán, lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH nhằm khai thác mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Chính sách kinh tế nhiều thành phần ra đời xuất phát từ thực tiễn của nước ta, đồng thời là sản phẩm của sự vận dụng qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
    Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã có nhiều quan điểm khác nhau về định hướng xã hội chủ nghĩa, về vấn đề sở hữu cũng như vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế.
    Có nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần nói xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, xã hội dân chủ văn minh là đủ, không cần nói ''theo định hướng xã hội chủ nghĩa'', ý kiến khác lại cho rằng sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân không quan trọng, mà điều quan trọng là ở chỗ sản xuất có phát triển hay không, hay trong nền kinh tế thị trường không cần kinh tế nhà nước và nếu có thì kinh tế nhà nước cũng không cần phải giữ vai trò chủ đạo, v.v
    Vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần phải làm sáng tỏ, hoàn thiện hơn thực chất của vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở nước ta.
    Nội dung của tiểu luận gồm:
    - Lời nói đầu
    - Phần nội dung
    - Kết luận

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...