Tài liệu Một số vấn đề lý luận chung về thuế và pháp luật thuế việt nam [56 trang]

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát chung về thuế.
    1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế.
    Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sản xuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã. Mỗi thành viên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải của mình. Lúc này, tuy các cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ được cộng đồng trao cho quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Trong xã hội đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương nhiên là trong xã hội đó cũng chưa có “thuế”.
    - Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự chuyên môn hóa trong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà còn dư thừa. Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư nhân, hình thành giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, giai cấp nào thắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị các giai cấp còn lại. Nhà nước ra đời trên nền tảng kinh tế - chính trị đó.
    Để duy thì sự tồn tại của nhà nước (mà đại diện là giai cấp thống trị) và thực hiện các chức năng quản lý xã hội cần phải có nguồn tài chính đủ lớn. Mà nguồn tài chính thu được từ đâu? Câu trả lời chính là thu từ sự đóng góp của người dân trong xã hội, sự đóng góp này được gọi là thuế. Đó là yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời của thuế. Như vậy, thuế ra đời là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
    * Vậy: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước và pháp luật. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền. Mác nói rằng: Thuế là cơ sở tồn tại của nhà nước.
    1.2 Khái niệm thuế:
    1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế:
    a. Thuyết khế ước xã hội:
    · Khế ước là gì? Khế ước hiểu một cách chung nhất là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể về việc các chủ thể được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
    · Theo thuyết khế ước xã hội, thuế là nghĩa vụ trong hợp đồng được thiết lập giữa nhà nước với cư dân trong xã hội. Hay thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diện của họ chính là các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và Nhà nước. Như vậy, trong khế ước xã hội đó, quan hệ thuế được hiểu như sau:
    + Nhân dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
    + Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ như: an ninh, quốc phòng, giáo dục
    · Hạn chế của thuyết khế ước: thực tế thì thuế:
    + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự tương ứng quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
    + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân. Ngay từ khi nhà nước ra đời, nhà nước đã sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị thông qua chế độ thuế khóa nặng nề,
    + Trong quan hệ pháp luật thuế không có hợp đồng cụ thể thuần túy giữa các bên.
    + Người dân có quyền mặc cả về thuế không?
    · Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy, thuyết khế ước xã hội chấp nhận quan điểm thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách trực tiếp từ nhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp. Hay nói cách khác rằng, tôi đã nộp thế thì tôi phải được hưởng một phần lợi ích tương ứng với số tiền thuế tôi đã nộp. Vấn đề là: người nộp thuế có được nhà nước cung cấp các quyền và nghĩa vụ tương ứng không? Người không nộp thuế (người nghèo ) có được hưởng các lợi ích do nhà nước cung cấp không? Những vấn đề này chưa được thuyết khế ước xã hội giải quyết triệt để.
    b. Thuyết quyền lực nhà nước:
    Theo quan điểm của thuyết này, thuế là sự đóng góp tài chính bắt buộc của người dân nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, không mang tính đối giá và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (bắt buộc các chủ thể từ bỏ một phần lợi ích của mình cho nhà nước).
    - Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:
    + Khẳng định bản chất của thuế là sự đóng góp bắt buộc được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
    + Khẳng định bản chất của thuế không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
    - Với quan điểm của thuyết này, thuế sẽ giết chết nguồn thu, người nộp thuế không còn khả năng để tái sản xuất nên sẽ không thu được thuế lâu dài (không đảm bảo nguồn thu trong tương lai).
    - Trong xã hội hiện đại, với quan điểm tiến bộ, nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lý nhằm đảm bảo duy trì và bổ sung nguồn thu hợp lý, không bỏ sót đối tượng chịu thuế nhưng cũng cần có chính sách miễn giảm thuế nhằm hộ trợ kịp thời, giúp họ tiếp tục thực hiện hành vi chịu thuế. Có như vậy nguồn thu từ thuế mới ổn định, ngân sách nhà nước mới bền vững.
    c. Thuyết tự nguyện:
    Theo thuyết tư nguyện, thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho quỹ ngân sách nhà nước. Đây là thuyết của giai cấp tư sản muốn lật đổ nhà nước phong kiến với thuyết quyền lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân.

    Hạn chế của thuyết tự nguyện:
    - Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, không ai tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình cho nhà nước trong khi các quyền và lợi ích mà họ nhận được từ hành vi nộp thuế rất mơ hồ, không rõ ràng, không tương xứng.
    - Vì thế, đây là một thuyết không tưởng, chưa hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của thuế. Thuyết này không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng mà mang nặng tính chất siêu hình Mục đích cơ bản của thuyết này không phải là xây dựng nền tảng lý luận về thuế mà vì mục đích chính trị để chống lại và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời với chế độ thuế khóa hà khắc.
    Þ Từ sự đưa ra và phân tích các thuyết trên, có thể thấy thuế vừa có dấu hiệu của hợp đồng, vừa có dấu hiệu của quyền lực nhà nước,
    [​IMG] Kết luận: Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Đây là quan điểm toàn diện, hệ thống và đầy đủ nhất, thể hiện đúng bản chất của thuế, là cơ sở quan trọng để chúng ta di vào phân tích những đặc điểm của thuế.
    1.3 Đặc điểm của thuế:
    a. Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến hình thức thu thuế):
    - Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì có chính sách thuế khác nhau.
    - Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế.
    - Gắn liền với nhà nước: (như đã phân tích ở nguồn gốc ra đời của thuế).
    b. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành).
    · Là một khoản thu mang tính bắt buộc: Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
    - Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
    - Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng.
    - Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
    · Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế:
    - Cưỡng chế hành chính.
    - Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức hình phạt lên đến 7 năm tù giam.
    Ø Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trong sản xuất kinh doanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị áp dụng.
    c.Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
    · Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế nhận được từ nhà nước.
    - Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng lợi ích như nhau.
    - Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...