Tiểu Luận Một số vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước

    Lời nói đầu
    ​ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 – 1986) Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới.
    Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận về kinh tế nhà nước là một trong những vấn đề lý luận kinh tế trung tâm của các đảng cộng sản. Nhất là trong giai đoạn lãnh đạo đất nước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay lý luận đó vẫn mang ý nghĩa thời sự cấp bách cả về nhận thức lý luận và thực tiễn.
    ở Việt Nam thì kinh tế nhà nước là một bộ phận có vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Trong các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước thì khu vực doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu có vị trí đặc biệt. Nhưng thực trạng của khu vực doanh nghiệp nhà nước của nước ta hiện nay thì chưa thể hiện được vai trò then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế, một số ngành, một số lĩnh vực của doanh nghiệp nhà nước không năng động bằng khu vực kinh tế tư nhân. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do khâu tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhà nước chưa thật hợp lý. Vậy để doanh nghiệp nhà nước có thể thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề tất yếu là ta phải tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp cho thật hợp lý

    Mục lục

    lời nói đầu .1
    chương i / một số vấn đề lý luận chung về dnnn .2
    I/ Tính tất yếu khách quan .2
    1. Định nghĩa về DNNN .2
    2. Các bộ phận cấu thành của KTNN 2
    3. Sự cần thiết phải củng cố và phát triển DNNN 3
    3.1 Sự cần thiết của DNNN 3
    3.2 Sự cần phải phát triển DNNN 5
    II/ Vai trò then chốt của DNNN 9
    Chương II/ Thực trạng DNNN ở nước ta hiện nay 11
    I/ Quá trình đổi mới DNNN 11
    1. Giai đoạn 1980-1986 11
    2. Giai đoạn 1986-1990 12
    3. Giai đoạn 1990 đến nay 13
    3.1 Đổi mới cơ chế quản lý DNNN 14
    3.2 Sắp xếp lại DNNN 15
    II/ Kết quả đạt được về quá trình đổi mới DNNN trong thời gian qua 18
    1. Những thành tựu chủ yếu 18
    2. Những yếu kém chủ yếu của các DNNN hiện nay 19
    2.1 Về hiệu quả kinh doanh ` 19
    2.2 Về khả năng cạnh tranh 20
    2.3 Về cơ cấu DNNN 21
    3. Những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các DNNN 21
    3.1 Đầu tư sai 21
    3.2 Tình trạng thiếu vốn phổ biến 22
    3.3 Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu 22
    3.4 Số lao động dư thừa đang rất lớn 22
    3.5 Doanh nghiệp không được tự chủ về tài chính 22
    3.6 Không được tự chủ về nhân sự và tiền lương 23
    3.7 Tổ chức quản lý không phù hợp 23
    3.8 Môi trường kinh doanh chưa hoàn chỉnh 23
    Chương III phương hướng và các giải pháp đổi mới DNNN trong thời gian tới 25
    I/ Phương hướng đổi mới các DNNN trong thời gian qua 25
    II/ Giải pháp tiếp tục đổi mới và phát triển DNNN 26
    1. Định hướng sắp xếp, phát triển DNNN hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích 26
    1.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 26
    1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích 26
    2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách 27
    2.1 Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh 27
    2.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích 28
    2.3 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được 28
    3. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của các tổng công ty nhà nước; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh 29
    4. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN 29
    5. Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN 30
    kết luận 31
     
Đang tải...