Luận Văn Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước

    ột số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước

    1. Đầu tư và các hình thức đầu tư
    Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động kinh doanh thì điều kiện không thể thiếu là phải có tiền. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ mới hình thành, tiền được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị . nhằm tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động, tiền được dùng để mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, tăng thêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa hoặc mua sắm các tài sản cố định (TSCĐ) mới thay thế các TSCĐ đã bị hư hỏng, bị hao mòn hữu hình (do quá trình sử dụng và do các tác động của khí hậu, thời tiết) và hao mòn vô hình (do tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho nhiều TSCĐ nhanh chóng trở nên lạc hậu, không còn thích hợp với điều kiện mới, tiếp tục sử dụng sẽ không có hiệu quả).
    Số tiền cần thiết để tiến hành các hoạt động như trên gọi là tiền đầu tư. Và hành vi của các chủ thể trong việc bỏ tiền ra, tổ chức sử dụng chúng theo những chuẩn mực nhất định nhằm mưu cầu những lợi ích cụ thể được gọi là hoạt động đầu tư. Cũng có thể nói, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống , các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư đối với các trường hợp cá biệt có thể nhiều ít khác nhau, nhưng nhìn tổng thể, quy mô của các nguồn lực, trong đó có nguồn lực bằng tiền, là rất lớn. Do đó để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư diễn ra bình thường thì không thể dùng nguồn tiền trích ra cùng một lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các chủ thể kinh doanh của xã hội, của Chính phủ vì điều này sẽ làm xáo động các hoạt động kinh tế bình thường và sinh hoạt xã hội. Nguồn tiền sử dụng cho các hoạt động đầu tư đòi hỏi phải được tích luỹ từ nhiều nguồn khác nhau và chỉ có thể là tiền tích luỹ của xã hội, của các chủ thể kinh doanh, của phần chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách Chính phủ, là tiền tiết kiệm của dân và tiền huy động từ nước ngoài.
    Quá trình sử dụng tiền đầu tư, xét về mặt bản chất, là quá trình thực hiện sự chuyển hoá vốn bằng tiền (vốn đầu tư) thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của quá trình tái sản xuất. Đó cũng chính là quá trình hoạt động đầu tư hay quá trình đầu tư vốn.
    Đầu tư trong nước, theo cách diễn đạt của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 là việc bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam (Điều 2 - Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994). Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 cũng có quan niệm về đầu tư trong nước tương tự.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, diễn đạt như sau: "là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này". Đối tượng của luật đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đối tượng của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước gồm: tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài (hay còn gọi là thường trú) tại Việt Nam. Các đối tượng tham gia hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài thì có thể lựa chọn một trong hai Luật.
    Tuỳ theo góc độ đề cập, hoạt động đầu tư trong nước có thể được phân theo các tiêu thức sau:
    - Theo tính chất của các đối tượng đầu tư, hoạt động đầu tư gồm:
    Đầu tư cho đối tượng vật chất: nhà xưởng, máy móc thiết bị, công trình hạ tầng . là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế.
    Đầu tư cho đối tượng tài chính: mua cổ phần, cổ phiếu . là điều kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư vào các đối tượng vật chất.
    Đầu tư cho đối tượng phi vật chất: tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực,. là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao.
    - Theo cơ cấu tái sản xuất: hoạt động đầu tư gồm:
    Đầu tư theo chiều rộng: là quá trình tăng quy mô đầu tư của các chủ thể kinh doanh. Quá trình được xem xét ở hai góc độ: trên phạm vi nền kinh tế, đó là việc thành lập doanh nghiệp mới; ở góc độ doanh nghiệp, đó là việc triển khai dự án đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô của các dự án hiện có. Xét trên tổng thể, cách thứ nhất đòi hỏi vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn khê đọng lâu, thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn phải lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và độ thoả hiệp cao.
    Đầu tư theo chiều sâu: là hoạt động làm tăng nguồn lực đầu tư gắn với việc làm tăng khả năng sinh lợi của các dự án đầu tư, của các doanh nghiệp. So với cách thứ nhất, cách thức này thường thu hút khối lượng vốn đầu tư ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư nhanh hơn, độ mạo hiểm thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.
    - Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: hoạt động đầu tư có thể phân thành:
    Đầu tư gián tiếp: trong đó người bỏ vốn không nhất thiết tham gia trực tiếp điều hành, quản lý quá trình thực hiện và vận hành các yếu tố đầu tư. Một loại chủ thể thực hiện hình thức này có thể là các Chính phủ, thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp của mình, cung ứng tiền hoặc nguồn lực khác cho Chính phủ của các nước khác để các nước đó phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh cơ cấu. Một loại chủ thể khác, giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có khi là then chốt, là các cá nhân, tổ chức mua các loại chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu để hưởng lợi tức (còn gọi là đầu tư tài chính).

     
Đang tải...