Đồ Án Một số vấn đề liên quan đến dạng chuẩn trong hệ cơ sở dữ liệu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Cơ sở dữ liệu (CSDL) là một trong những lĩnh vực được tập trung nghiên cứu của tin học nhằm giải quyết các vấn đề về quản lý, tìm kiếm và xử lý thông tin trên các hệ thống thông tin lớn, đa dạng và phức tạp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tin học và máy tính trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, .việc nghiên cứu CSDL ngày một phát triển rộng rãi và hoàn thiện hơn.
    Hiện nay có rất nhiều loại mô hình cho các hệ CSDL như:
    Mô hình mạng (Network model)
    Mô hình phân cấp (Hierachical model)
    Mô hình quan hệ (Relational model)
    Từ những năm 1970, mô hình dữ liệu quan hệ do E.F Codd đưa ra đã tạo ra cơ sở toán học chặt chẽ với cấu trúc hoàn chỉnh làm nền tảng cho các vấn đề nghiên cứu lý thuyết về CSDL. Với ưu điểm về tính cấu trúc và khả năng hình thức phong phú, CSDL quan hệ dễ dàng mô phỏng các hệ thông tin đa dạng trong thực tiễn tạo điều kiện lưu trữ thông tin tiết kiệm, có tính độc lập và nhất quán cao, dễ sửa đổi, bổ sung cũng như khai thác dữ liệu, mô hình quan hệ có sự phát triển mạnh mẽ về lý thuyết và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế các CSDL lớn và phức tạp. Ngôn ngữ quản trị dữ liệu cho mô hình quan hệ khá trong sáng và tự nhiên, do đó dễ học, dễ sử dụng, điều này lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của các hệ quản trị CSDL trên máy tính IBM-PC như: Dbase, Foxbase, Foxpro, Access, SQL Forwin, Oracle, .
    Mô hình dữ liệu quan hệ đặt trọng tâm hàng đầu không phải tính hiệu quả của máy tính, mà sự mô phỏng trực quan dữ liệu theo quan điểm người dùng, cung cấp mô hình dữ liệu đơn giản, dễ hiểu, chặt chẽ và có khả năng tự động hoá thiết kế. Trong bản luận văn này em đã trình bầy một số kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và áp dụng kiến thức này xây dựng chương trình:
    + Tính bao đóng (A+).
    + Kiểm tra một sơ đồ quan hệ có phải là BCNF hay không ?
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Đức Thi đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn, và em cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại Học Đông Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
    Do luận văn này được xây dựng trong thời gian eo hẹp với vốn kiến thức hạn chế, cho nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp để kiến thức cũng như chương trình được hoàn thiện hơn.

    Hà Nội, Ngày 28 tháng 5 năm 2000
    Người viết​ Hoàng Văn Thủy
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...