Luận Văn Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các doanh nghiệp tại Việt

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh tương các doanh nghiệp tại Việt Nam


    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




















    ĐỀ TÀI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.












    CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, TÀI VỤ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
    MÃ SỐ : 60.34.30


























    NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO NGƯỜI THỰC HIỆN: PHẠM THỊ HUYỀN QUYÊN CAO HỌC KHÓA 11 – KẾ TOÁN KIỂM TOÁN




























    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2005











    CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH
    1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH


    1.1.1. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ


    1.1.1.1. Khái niệm
    Một khoản đầu tư là một tài sản sử dụng để làm tăng tài sản qua những khoản phân chia nhận được; tăng giá vốn hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
    Hoạt động đầu tư là quá trình bỏ tài sản, tiền vốn vào hoạt động kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận [34].
    Hoạt động đầu tư trong DN bao gồm đầu tư bên trong và đầu tư ra bên ngoài DN. Đầu tư bên trong là việc bỏ tài sản, tiền vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ SXKD của DN như đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ SXKD, làm tăng giá trị tài sản DN. Đầu tư ra bên ngoài là việc DN đem tài sản, tiền vốn đầu tư vào DN hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm thu lợi nhuận và được gọi là đầu tư tài chính.
    Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: “Đầu tư tài chính là một tài sản do DN đang nắm giữ để làm tăng tài sản của mình nhờ các khoản lợi tức, tiền bản quyền, cổ tức và tiền thuê, làm tăng vốn đầu tư hoặc thu đuợc những lợi ích khác cho nhà đầu tư như những lợi ích thu được từ quan hệ thương mại nhưng không phải là tài sản tồn kho, tài sản máy móc thiết bị “ [13]. Như vậy, đầu tư tài chính là những khoản đầu tư ra bên ngoài DN, vào thị trường vốn chứ không phải là các hoạt động SXKD trong chức năng của DN. DN bỏ tiền ra để nắm giữ các công cụ tài chính với mục đích kiểm soát nguồn lực kinh doanh ở những DN khác hoặïc để sinh lợi.
    1.1.1.2. Các hình thức đầu tư tài chính
    .





    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM


    2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    Để khuyến khích đầu tư, tạo hành lang pháp lý làm điều kiện tiền đề cho


    các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Nhà Nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
    Trong các đạo Luật trên, chỉ có Luật đầu tư nước ngoài đưa ra các giới hạn pháp lý về hình thức đầu tư. Còn Luật đầu tư trong nước không nêu cụ thể về vấn đề này nên các hoạt động đầu tư liên doanh của các DN trong nước không có văn bản pháp lý nào điều chỉnh, đây là một mảng hoạt động mà nhà nước đang rất khó khăn trong khâu quản lý.
    .





    CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM


    3.1. NHỮNG YÊU CẦU CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GÓP VỐN LIÊN DOANH
    3.1.1. PHẢI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI


    Nền kinh tế ở nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang phát triển, vì vậy có nhiều hoạt động, nhiều loại nghiệp vụ kinh tế còn chưa phát sinh hoặc phát sinh chưa đầy đủ. Với một thị trường tài chính đang trong quá trình hình thành và phát triển, Việt Nam đang hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý cho phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế. Hệ thống kế toán cũng phải hoàn thiện mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Để kế toán trở thành công cụ quản lý có tính ổn định và lâu dài, việc hoàn thiện kế toán đầu tư góp vốn liên doanh áp dụng cho các DN Việt Nam không những phải đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế hiện tại mà còn phải đón bắt được những thay đổi trong tương lai.
    3.1.2. PHẢI ĐẢM BẢO PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ








    KẾT LUẬN


    1. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi các công cụ quản lý phải đổi mới để phù hợp, trong đó có kế toán. Quá trình hội nhập kinh tế đã đưa kế toán trở thành “ngôn ngữ kinh doanh” không thể thiếu, là cơ sở của các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định đầu tư vào thị trường vốn. Điều đó chỉ có thể đạt được trong điều kiện các quốc gia xây dựng hệ thống kế toán phải dựa vào chuẩn mực kế toán chung được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.
    Vì vậy, luận văn trình bày phương pháp kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế và một số hệ thống kế toán điển hình trên thế giới như các quốc gia Anglo – Sacxon, Pháp, Trung Quốc để rút ra bài học kinh nghiệm, nhằm hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh cho kế toán Việt Nam.
    2. Thực tế cho thấy Việt Nam tham gia vào thị trường tài chính quốc tế chủ yếu bằng cách thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài qua các hoạt động liên doanh, liên kết. Hoạt động liên doanh, liên kết mới phát sinh được hơn 10 năm từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong thời gian này, cơ chế quản lý kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn để đưa hoạt động kinh tế này vào quản lý trong khuôn khổ pháp luật. Hệ thống kế toán Việt Nam cũng từng bước hoàn thiện và phát triển. Hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định
    1141 năm 1995 đã tiếp cận một phần với các nguyên tắc và chuẩn mực chung được thừa nhận. Tuy nhiên hệ thống kế toán này vẫn còn bất cập là chưa theo kịp được với sự phát triển của hoạt động kinh tế phát sinh trong thực tế và chưa thực sự hòa nhập với các nguyên tắc và thông lệ kế toán quốc tế. Những bất cập đó sẽ trở thành thách thức khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với toàn cầu.
    3. Những giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh trong các doanh nghiệp tại Việt Nam mà luận văn đề xuất là:
    - Bổ sung tiêu thức phân loại hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư góp vốn liên doanh.





    - Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 08 – “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”.
    - Hoàn thiện phương pháp kế toán hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh. Trong điều kiện chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 08 – “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh” đã được Bộ tài chính ban hành song chưa có hướng dẫn cụ thể, luận văn đã xây dựng phương pháp kế toán cụ thể như một tài liệu hướng dẫn chuẩn mực trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.


    4. Muốn hoàn thiện các nội dung có liên quan một cách tổng thể và có hệ thống chặt chẽ, cần phải ban hành toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia và các quy định pháp lý khác. Vì vậy một số giải pháp đề cập đến trong luận văn này được nêu có tính đơn lẻ, cần phải nghiên cứu công phu ở một công trình cao hơn.


    Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu cá nhân với mức độ nhận thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô giáo, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp và những người có quan tâm đến đề tài để luận văn được hoàn chỉnh tốt hơn.
     
Đang tải...