Tiểu Luận Một số vấn đề địa lí toàn cầu

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ
    1. Khái niệm về toàn cầu hóa
    Toàn cầu hóa là hiện tượng kinh tế xã hội, thực tế đang diễn ra và lan tỏa cả chiều rộng và chiều sâu trong thế giới ngày nay, cùng với cách mạng khoa học và công nghệ thế kỉ XX đã làm cho các quan hệ cộng đồng thế giới tiến tới khuôn khổ toàn cầu.
    Đây là vấn đề phức tạp, mâu thuẫn, gây nhiều tranh luận, quan niệm khác nhau và có những lí giải không giống nhau về cơ sở của toàn cầu hoá cũng như về tính tất yếu của quá trình này. Hiện nay trong học thuật cũng còn dùng khá nhiều khái niệm để cùng chỉ về quá trình toàn cầu hoá.
    Có quan điểm cho rằng toàn cầu hóa chỉ mới xuất hiện gần đây. Toàn cầu hóa là chính sách của Mĩ nhằm bành trướng quyền lực, thống trị thế giới theo kiểu Mĩ. Thực chất toàn cầu hóa là Mĩ hóa. Quan điểm này không chỉ tồn tại ở các nước đang phát triển mà có ở ngay các nước phát triển như Nhật Bản, Pháp Với quan niệm toàn cầu hóa là chính sách của Mĩ, là Mĩ hóa nên đã đẩy thái độ trên cả bình diện lí thuyết và trong hoạt động thực tiễn là cần chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập, đa dạng của các quốc gia, dân tộc.
    Quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan của toàn cầu hóa. Có ý kiến cho rằng, toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.
    Đúng là có nhiều cách tiếp cận để đưa ra định nghĩa khác nhau về toàn cầu hóa. Có điểm cần chú ý là quốc tế hóa, toàn cầu hóa không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trong nữa là phản ánh quy mô của các hoạt động liên quốc gia. Do đó có thể đi tới quan niệm sau:
    “Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô, cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...