Chuyên Đề Một số vấn đề đang đặt ra hoạt động QLNN về tôn giáo ở tphcm hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA hoạt động QLNN về tôn giáo ở TPHCM HIỆN NAY
    Là một trung tâm về nhiều mặt của cả nước, là đầu mối giao lưu quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chịu tác động bởi bối cảnh chung trong nước và quốc tế, cả thời cơ, thuận lợi, lẫn khó khăn thách thức. Nghị quyết 20 của Bộ Chính trị về Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố huy động cao nhất tiềm năng nguồn lực phát triển, tính năng động, sáng tạo của con người Thành phố.
    Nhìn chung 5 năm qua, Thành phố có nhiều biến đổi tích cực, toàn diện. Đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII đề ra. Thành tựu đó có ý nghĩa to lớn, đánh đấu bước tiến bộ mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và không ngừng nâng cao vị trí, vai trò của Thành phố, góp phần xứng đáng vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mặt khác, Thành phố còn có những yếu kém, tồn tại và khuyết điểm [25, tr.42].
    Trong bối cảnh đó, công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh đang có một số vấn đề trọng tâm như sau:
    Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh là yêu cầu khách quan tất yếu, hết sức cấp bách, nó xuất phát từ những lý do chính sau đây.
    Xuất phát 1: từ vai trò quan trọng không thể thiếu được của quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo để thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra. Nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ Thành phố trong 5 năm (2006-2010) đã nêu nhiều nội dung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của chính quyền” [25, tr.71].
    Xuất phát 2: từ những thành tựu và bất cập của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, chính ngay công tác quản lý đặt ra. Nhu cầu đặt ra từ đời sống thực tiễn của tôn giáo.
    Về những tồn tại và bất cập:
    Một là, hoạt động truyền giáo trái phép (chủ yếu là Tin lành), sự phát triển của những tôn giáo mới, lạ hoạt động ngoài khuôn khổ pháp luật hiện nay, hoạt động của hội đoàn trái phép, hoạt động của các gia đình phật tử .
    Hai là, Hệ thống luật pháp về tôn giáo còn thiếu, gần đây mới có Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo nhưng trong vận dụng vẫn còn nhiều bất cập do sự yếu kém từ chủ thể quản lý là nhà nước đến chính quyền các cấp trên cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế. Tình hình khiếu kiện về đất đai, cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo rất phức tạp, thậm chí có nơi liên quan đến phẩm hạnh, đạo đức của chức sắc tôn giáo, trình độ Phật học, trình độ giáo lý. Hoạt động của các phần tử chống đối trong các tôn giáo, tôn giáo nào cũng có gương mặt nổi cộm kết hợp với bên ngoài như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và Phật giáo Hòa Hảo gắn với diễn biến hòa bình, gắn với ly khai, gắn với nhân quyền .
    Từ những bất cập này, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải được đặt ra nhằm khắc phục yếu kém của các chủ thể quản lý từ Ban Tôn giáo Thành phố đến các địa phương vừa là yêu cầu cấp thiết trước mắt, vừa mang tính cơ bản, lâu dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...