Luận Văn Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị


    CHƯƠNG I
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ


    1.1. Nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.
    1.1.1. Nội dung của quy luật giá trị
    C.Mác và Ăng-ghen đã thực hiện bước chuyển biến cách mạng trong lý luận giá trị nhờ phát triển ra tính hai mặt của lao động tạo ra hàng hoá. Nội dung của tính hai mặt thể hiện ở chỗ, lao động của người sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ thể, lao động có ích vừa là “lao động trừu tượng” thể hiện cái chung trong mọi hình thức lao động, cụ thể với tư cách là lao động của con người nói chung, phản ánh sự tiêu hao về sinh lực, thần kinh và cơ bắp của người lao động. Lao động trừu tượng là hình thức lịch sử xác định của lao động con người trong điều kiện của sản xuất hàng hoá. Tính hai mặt của lao động là nguyên nhân trực tiếp của tính hai mặt của hàng hoá. Nếu lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được xác định bằng chi phí lao động trung bình, điển hình đối với trình độ của lực lượng sản xuất xã hội sản xuất ra hàng hoá. Có sự phân biệt giữa lao động cá biệt thực tế tiêu phí để sản xuất ra hàng hoá và lao động xã hội cần thiết chi phí ở mức trung bình trong xã hội. Chính lao động này mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hoá.
    Nội dung của quy luật giá trị là lấy thời gian lao động xã hội cần thiết là tiêu chuẩn của hao phí lao động (cả lao động vật hoá và lao động sống) trong sản xuất, không chỉ cho một hàng hoá cá biệt mà cho cả nhóm sản phẩm của những ngành sản xuất riêng biệt. Lấy sự bù đắp ngang giá làm chuẩn mực trong trảo đổi, vì rằng sự trao đổi những lượng lao động bằng nhau là lợi ích cơ bản của những người sản xuất hàng hoá. Như vậy quy luật giá trị là quy luật vận động của quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
    Trong nền kinh tế thị trường, những người sản xuất là tách rời nhau thì trao đổi những lượng lao động bằng nhau là phương thức duy nhất để thực hiện lợi ích kinh tế của họ. Ở đây, với tư cách là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, đã tạo cho người bán và người mua những động lực cực kỳ quan trọng. Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi ích sử dụng. Vì vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức giá thấp. Ngược lại, người bán bao giờ cũng muối tối đa hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá cao. Để tồn tại và phát triển, những người bán một mặt phải phấn đấu giảm chi phí (đặc biệt là ở giai đoạn trước khi đưa hàng hoá ra thị trường) để chi phí cá biệt bằng hoặc nhỏ hơn chi phí xã hội trung bình. Mặt khác họ tranh thủ tối đa các điều kiện của thị trường để bán với giá cao. Họ cố gắng dùng mọi thủ đoạn và biện pháp để bán được hàng với giá cao nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy, ở trên phương diện này quy luật giá trị tác động tới người bán theo hướng thúc họ nâng giá cao lên. Song đó chỉ là xu hướng bởi trong nền kinh tế thị trường còn sự hoạt động của các quy luật kinh tế khác mà đặc trưng là quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Nếu quy luật cung cầu quyết định sự xuất hiện giá thị trường, thì quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh lại quyết định không những mức giá, mà cả xu thế vận động của giá cả. Quy luật cạnh tranh còn tạo ra cơ chế để khống chế chi phí , giảm chi phí và ổn định giá cả. Trong mọi trường hợp thì giá cả vận phải xoay quanh giá trị hàng hoá. Các quy luật kinh tế thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó quy luật giá trị có vai trò quan trọng nhất, là quy luật trung tâm, là cơ sở, là động lực của các quy luật kinh tế khác và chi phối các hiện tượng kinh tế.
    1.1.2. Yêu cầu của quy luật giá trị
    Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hoá, vấn đề quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bán được hay không. Để hàng hoá có thể bán được thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phải phù hợp với hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được.
    Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết. Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau cơ chế trao đổi được với nhau được khi lượng giá trị của chúng ngang nhau. Theo nghĩa đó thì trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. Giá trị trao đổi (thể hiện ở tỷ lệ trao đổi thực tế giữa các hàng hoá) là hình thái bề ngoài, là biểu hiện của giá trị. Giá trị trao đổi tồn tại dưới hai hình thái là hình thái tương đối và hình thái ngang giá. Các hình thái này trải qua những sự phát triển nhất định tương ứng với nhau. Đỉnh cao của sự phát triển là tiền với tư cách là dạng phát triển cao của hình thái ngang giá và giá cả với tư cách là dạng phát triển cao của hình thái tương đối. Do đó, giá cả chỉ là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
    Mối quan hệ thực tế giữa giá trị và giá cả được thể hiện trong nội dung của quy luật giá trị. Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện theo giá trị; giá cả chỉ “xoay quanh” giá trị thôi. Hàng hoá nào mà hao phí lao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá trị của nó lớn, và do vậy giá cả thị trường sẽ cao, và ngược lại. Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệ cung cầu, tình trạng độc quyền trên thị trường tác động của các nhân tố trên làm giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. C.Mác gọi là vẻ đẹp của quy luật giá trị. Trong vẻ đẹp này, giá trị hàng hoá là trục, giá cả hàng hoá lên xuống xoay quanh trục đó. Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt, giá cả của nó có thể cao hơn, thấp hơn hoặc phù hợp với giá trị của nó. Nhưng cuối cùng tổng giá cả cũng phù hợp với tổng giá trị hàng hoá.
    Giá trị hàng hoá được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, nhưng nó chỉ được thực hiện qua trao đổi thông qua thị trường. Biểu hiện của giá trị trên thị trường là giá trị thị trường và giá cả sản xuất. Ở đây mối quan hệ giữa giá trị thị trường, giá cả sản xuất với các giá trị cá biệt của hàng hoá chỉ là biểu hiện cụ thể của lao động xã hội với lao động cá biệt, lao động trừu tượng với lao động cụ thể. Nếu giá trị thị trường phản ánh giá trị ở mức xã hội hoá lao động trong phạm vi ngành thì giá cả sản xuất phản ánh trên phạm vi liên ngành phạm vi toàn xã hội. Do đó quy luật giá trị thị trường, giá cả sản xuất chính là những hình thái cụ thể của quy luật giá trị.
     
Đang tải...