Đồ Án Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    23 trang
    Mục lục


    Lời mở đầu

    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
    11 Tính tất yếu khách quan.
    11.1 Lý thuyết giá trị khách quan.
    11.2 Lý thuyết giá trị chủ quan.
    11.3 Lý luận giá trị lợi ích biên.
    12 Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại phương tây
    12.1 Quan điểm của Smit và Ricardo
    12.2 Quan điểm của Mác.
    12.2.1 yêu cầu nội dung của quy luật giá trị.
    12.2.2 Tạc dụng của quy luật giá trị.
    12.2.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
    12.2.2.2 Kích thích lực lượng sản xuất.
    12.2.2.3 Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá .
    13 Yêu cầu, nội dung của quy luật.
    13.1 Yêu cầu, nội dung của quy luật của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá TBCN.
    13.2.Yệu cầu, nội dung của quy luật của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá XHCN.
    14 Vị trí tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá XHCN.
    14.1 Quy luật giá trị với kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân XHCN.
    14.2.Quỵ luật giá trị và giá cả.
    15.Bại học kinh nghiệm rút ra từ một số nước Đông Nam á .

    Chương II: thực trạng sự vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta thời gian qua và những giải pháp để vận dụng tốt nó trong thời gian tới.
    21.Thưc. trạng vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá ở nước ta thời gian qua.
    21.1 Một số vấn đề về sản xuất hàng hoá, và quy luật giá trị trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta.
    21.1.1 Chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hàng hoá .
    21.1.2 Gắn chặt quá trình sản xuất hàng hoá XHCN .
    21.1.3 Phát huy tác dụng của quy luật giá trị trong nền kinh tế XHCN .
    21.2.Tịnh hình giá cả của nước ta thời kỳ thịnh hành và thịnh trị của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp (1955-1980).
    21.2.1.Hê. thống giá chỉ đạo.
    21.2.2.Hê. thống giá thị trường tự do.
    21.2.3 Mối quan hệ giữa hai hệ thống giá.
    21.3 Thực trạng về giá cả nước ta thời kỳ 1981-1986.
    21.4.Thưc. trạng về giá cả của nước ta hiện nay.
    22 Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động giá cả nước ta hiện nay.
    23 Một số giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
    23.1 Các giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta hiện nay.
    23.2 Các giải pháp chủ yếu điều tiết giá cả của nhà nước ta trong thời gian tới.
    Kết luận




    Tài liệu tham khảo:
    1. Tạp chí cộng sản so18^' - 2001.
    2. TS. Nguyễn Tiến Hoàng: Điều tiết giá cả trong cơ chế thị trường. NXB Hà Noi-1995^
    3. Kinh tế chính trị học tập 1.
    4. Tạp chí thị trường giá cả số 4 - 2001.
    5. Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4 - 2000.


    Lời mở đầu
    Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế Thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với các nước. Ngay từ đầu, Đảng ta đã đưa ra quan điểm rõ ràng "Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước". Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị. Đó là một quy luật kinh tế căn bản nó tác động vào nền kinh tế như một tất yếu khách quan, ở đâu có hàng hoá và sản xuất hàng hoá thì quy luật giá trị còn tồn tại và phát sinh tác dụng, thông qua đó ta thấy vai trò to lớn của quy luật giá trị nó duy trì và mở rộng sản xuất của xí nghiệp và của xã hội. Việc phân phối thu nhập quốc dân và theo đó đạt những cân đối cần thiết của nền kinh tế theo hình thức giá trị, mặt khác nó còn kích thích sản xuất dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, đồng thời tính toán kinh tế để bố trí lực lượng sản xuất trong cả nước nhằm thực hiện tốt yêu cầu của quy luật phát triển kinh tế có kế hoạch. Với những vai trò đó quy luật giá trị tác động mạnh trong phân phối xã hội chủ nghĩa: Phân phối theo lao động thông qua giá cả, tiền tệ . nó có tác động đẩy nhanh hoặc kìm hãm tốc độ thực hiện kế hoạch lưu thông, hoàn thiện hoặc phá vỡ kế hoạch đó.
    Nhưng trong đó nhân tố giá cả là yếu tố biểu hiện cơ bản của quy luật giá trị. Trong thực trạng nước ta hiện nay nó đang biểu hiện nhiều mặt tích cực, kích thích lưu thông nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng bên cạnh nó những biểu hiện nhiều mặt tiêu cực . Hạn chế rất lớn đối với sự phát triển của nước ta hiện nay vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ quy luật giá trị để có những hiểu biết thêm về những biểu hiện mới của nó từ đó có những chính sách và hướng đi rõ ràng cụ thể để nước ta ngày càng phát triển đi lên.
    Bố cục đề án gồm chương I và chương II.
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị.
    Chương II: Thực trạng về vận dụng quy luật giá trị
    và những giải pháp để vận dụng tốt.
    Nội dung:
    Chương I: Một số vấn đề cơ bản về quy luật giá trị
    và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
    11 Tính tất yếu khách quan.
    11.1 Lý thuyết giá trị khách quan.
    Quan điểm khách quan về giá trị là lý thuyết cho rằng giá trị tức là cái cơ sở, cái quyết định trong quan hệ trao đổi, không phải gì khác là giá trị sử dụng của vật được hiểu như chất tự nhiên tồn tại trong vật, thực chất của quan điểm này là đồng nhất giá trị và giá trị sử dụng. Đó chính là giá trị về kinh tế của vật. Đó là cơ sở để xem xét quá trình sản xuất như quá trình tạo ra giá trị sử dụng và đó là cơ sở để phân tích sự gia tăng của của cải xã hội.
    11.2 Lý thuyết giá trị chủ quan.
    Lý thuyết giá trị chủ quan đồng nhất giá trị với giá trị sử dụng của vật với tính hữu ích của vật, nhưng cách hiểu "tính hữu ích" đối lập nhau và quan điểm giá trị chủ quan đã cường điệu một trong những nhân tố ảnh hưởng lên giá trị trao đổi của hàng hoá là ý thức, tâm lý chủ quan của cá nhân.
    11.3 Lý luận giá trị lợi ích biên.
    Nội dung cơ bản của học thuyết này là: Đối với những hàng hoá cùng loại thì giá trị, giá cả của chúng không nhất thiết phải bằng nhau. Sự khác biệt nhau về giá trị do chúng được hướng tới để thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Nhu cầu càng cấp thiết thì giá trị, giá cả của hàng hoá càng cao. Một hàng hoá có thể thoả mãn nhiều nhu cầu nhưng nhu cầu thực tế nó sẽ thoả mãn mới quyết định đến giá cả. Nói cách khác "giá trị của vật được đo bằng lợi ích cận biên của vật đó".
    12 Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại phương tây.
    12.1 Quan điểm của Smit và Ricardo .
    Các nhà kinh tế học hiện đại phương tây đề cao quy luật cung cầu coi quy luật đó là quy luật tạo thế cân bằng sản xuất chi phối quyết định giá (ngược với Mác) và lảng tránh quy luật giá trị. Theo Smit người đầu tiên đề cập đến lao động xã hội với tư cách thước đo giá trị hàng, ông đề cao tính tự do, trật tự, tự nhiên "sản phẩm được chế tạo ra thông thường trong hai ngày hoặc hai giờ sẽ có giá trị gấp đôi sản phẩm được chế tạo ra thông thường trong một ngày hay một giờ". Ông không thấy được quy luật giá trị là trung tâm, của cánh tay vô hình. Theo quan điểm của Ricardo ông cho rằng giá trị của hàng hoá được xác định bởi lượng lao động cần thiết để chế tạo ra hàng hoá trong những điều kiện xấu nhất. Giá trị của hàng hoá bị điều tiết bởi lao động thủ công, ông chưa thấy rõ vai trò to lớn của quy luật giá trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...