Luận Văn Một số vấn đề cơ bản về Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Một số vấn đề cơ bản về KTTT định hướng XHCN ở VN

    A. MỞ ĐẦU

    Kinh tế là lĩnh vực hoạt động đầu tiên phục vụ sự tồn tại và phát triển của loài người, là phương thức sống cơ bản song song với đời sống tinh thần cùng thúc đẩy xã hội loài người tiến lên. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự tiến hoá của loài người, các hoạt động kinh tế cũng không ngừng thay đổi từ hình thức sơ khai ban đầu là sự trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa những người sản xuất, đến nay các hoạt động kinh tế đã trở nên hết sức phong phú và đa dạng. Thực tiễn vận động của nền kinh tế trong những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả.
    Với những thành tựu đạt được, kinh tế thị trường càng ngày càng thể hiện tính ưu việt của nó mà những nền kinh tế trước nó không đạt được. Chính vì vậy, sau những sai lầm ban đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thấy được con đường tất yếu để phát triển nền kinh tế đất nước là xây dựng mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một vấn đề mang tính thời sự của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Vậy kinh tế thị trường là gì? Tại sao chúng ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Sự chuyển hướng sang kinh tế thị trường đã mang lại cho chúng ta những kết quả gì? Những vấn đề còn tồn tại và giải pháp phát triển kinh tế thị trường của chúng ta như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, em đã chọn đề tài: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam .









    B. NỘI DUNG

    Phần I: Sự cần thiết khách quan phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
    1. Những quan niệm về KTTT
    1.1 Những quan niệm sai lầm trong thời kỳ bao cấp
    Ngày nay không một ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của KTT trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất xã hội Nhưng về điều kiện ra đời và tồn tại của KTTT thì không phải mọi người đã nhận thức và hiểu như nhau.
    Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta đã đưa đất nước đi theo con đường XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN. Cùng với tư tưởng tẩy chay CNTB, những quan niệm về KTTT vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Liên Xô và Đông Âu cũng được hình thành một cách rõ rệt. Chúng ta cho rằng KTTT gắn với CNTB nên nó là xấu, là bóc lột. Chúng ta đã bất chấp sự tồn tại các thành phần kinh tế và bất chấp sự tồn tại khách quan của các quy luật giá trị, quy luật cung- cầu và cạnh tranh của cơ chế thị trường. Chúng ta cho rằng điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến phủ định KTTT trong CNXH. Bởi vì nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB nên muốn tiến lên CNXH phải xoá bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, có nghĩa là trong thời kỳ quá độ lên CNXH và trong CNXH không còn phân công lao động xã hội- điều kiện thứ hai của sản xuất hàng hoá. Do đó CNXH tất yếu cũng không còn KTTT. Điều này mâu thuẫn với thực tế khách quan: trong CNXH vẫn sẽ còn KTHH ngay cả khi nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chúng ta đã xây dựng nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung và hậu quả là nền kinh tế nước ta xuống dốc và khủng hoảng một cách nặng nề trong hoàn cảnh các nước XHCN khác cũng bị khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải đổi mới.
    1.2 Những quan niệm đúng đắn về kinh tế thị trường
    Lịch sử đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của KTTT dưới CNTB hay vài thế kỷ qua KTHH đã phát triển thành kinh tế thị trường. KTTT là hình thức phát triển cao của KTHH trong đó các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường. Nói cách khácKTTT là hình thức phát triển cao của KTHH trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường, các quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá. Vậy KTHH vận hành theo cơ chế thị trường gọi là KTTT.
    KTTT chỉ ra đời, tồn tại và phát triển khi nó hội đủ hai điều kiện là phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Theo Lênin: “hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy, có “thị trường”.
    Từ những nhận định mới trên Đảng và Nhà nước ta đã đi đến kết luận KTTT không chỉ tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và ngay cả khi CNXH đã dược xây dựng vì sự phân công lao động không mất đi mà ngày càng phát triển, sự chuyên môn hoá ngày càng sâu, sự phân công lao động ở trong nước còn gắn liền với sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Mặt khác, ngay cả trong CNXH vẫn có sự tách biệt nhất định về kinh tế biểu hiện ở chỗ còn nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất tức là có nhiều chủ thể kinh tế dựa trên cùng một quan hệ sở hữu trong cùng một thành phần kinh tế vẫn phải sử dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ để tính toán hậu quả kinh tế mà chưa thể phân phối trực tiếp sản phẩm cho nhau. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN.
    1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển KTTT ở Việt Nam
    Theo C. Mac, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có của nhiều hỡnh thỏi kinh tế xó hội. Những điều kiện ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá cũng như các trỡnh độ phát triển của nó do sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra thể hiện trước hết ở sự phân công lao động xó hội.
    Phân công lao động với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi mà cũn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
     
Đang tải...