Luận Văn Một số vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần thương mại Xây

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Luận Văn Một số vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần TM Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao và giá thành hạ. Đó là mục đích chung của các doanh nghiệp sản xuất và ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hoá ngày càng cao. Ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để tạo những tài sản cố định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, ngành xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn làn, thiếu tập trung, công trình dang dở làm thất thoát lớn cần được khắc phục. Trong tình hình đó, việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng cơ bản là một điều hết sức cấp bách hiện nay.
    Để thực hiện được điều đó, vấn đề trước mặt là cần phải hạch toán đầy đủ, chính xác vật liệu trong quá tình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu để làm sao cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được hao phí lao động xã hội. Kế toán với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán và quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó.
    Nhận thức được một cách rõ ràng vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán vật liệu trong quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần TM Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kế toán và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đàm Thị Huyền Trang đã đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần TM Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát.
    Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế về công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng em xin viết đề tài “Một số vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần TM Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát”.
    Đề tài gồm có 3 phần:
    Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
    Phần II: Những lý luận chung về quản lý hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
    Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở Công ty.


    TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
    1) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

    Công ty có tên giao dịch là: Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng Vận tải Hưng Phát
    Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Hưng Phat trading construction transportjoint stock company
    Tên công ty viết tắt: Hưng Phat tratranco
    Địa chỉ trụ sở chính: xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
    Tên địa chỉ văn phòng đại diện:
    - Văn phòng đại diện: công ty cổ phần thương mại xây dựng vận tải Hưng Phát
    - Địa chỉ: thôn Đường Cống, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
    Mã số thuế: 0200786140
    Điện thoại: 0313.794.269
    Fax: 0313.794.269
    Công ty được thành lập ngày 23/01/2006. Công ty là một đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập.
    Công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu kinh doanh gạch, đá, cát .phục vụ cho các công trình xây dựng. Công ty trưởng thành và phát triển trong điều kiện khó khăn, dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của tổng công ty, các công nhân đã dần khắc phục khó khăn đi vào ổn định, làm ăn ngày càng đạt hiệu quả cao.
    Cơ sở vật chất ban đầu của công ty là rất sơ sài thiếu thốn. Công ty gồm có 1 dãy nhà kho nhỏ, 1 dãy nhà cấp 4 hỏng nát và một số máy móc thiệt bị như: công nông, máy cắt .
    Trong quá trình hoạt động công ty được đầu tư cải tạo lại nhà kho thành một xưởng sản xuất rộng rãi kinh doanh mua bán gạch các loại. Công ty còn cho xây dựng và mở rộng thêm địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất. Ngoài ra thiết bị máy móc cũng được mua sắm thêm: ô tô có trọng tải lớn, máy xúc, máy uốn thép, cần cẩu, máy nén khí
    Với vốn điều lệ: 4.800.000.000 đồng
    Mệnh giá cổ phần: 10.000đồng
    Về lao động:
    Tổng số lao động là: 294 người
    Nhân viên quản lý: 34 người
    Công nhân: 260 người


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3
    1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 3
    2- Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 7
    3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 10
    PHẦN II: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 12
    I. Những vấn đề cơ bản về hạch toán nguyên vật liệu và sự cần thiết phải tổ chức hạch toán vật liệu- trong doanh nghiệp. 12
    1. Khái niệm nguyên vật liệu: 12
    2. Vai trò và đặc điểm của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 12
    3. Vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu. 14
    II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 14
    1. Phân loại vật liệu. 14
    2. Đánh giá vật liệu. 15
    2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế. 15
    2.1.1 Giá thực tế nhập kho. 15
    2.1.2. Giá thực tế xuất kho: 16
    2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán. 18
    III. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu. 18
    1. Chứng từ sử dụng. 18
    2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. 19
    2.1. Phương pháp ghi thẻ song song. 19
    2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 20
    2.3. Phương pháp sổ số dư. 21
    3. Kế toán tổng hợp vật liệu 22
    3.1. Kế toán vật liệu tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên 23
    3.1.1. Tài khoản kế toán sử dụng 23
    3.1.2. Trình tự kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 23
    3.2. Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 25
    3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng 25
    3.2.2. Trình tự kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 26
    IV.TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 27
    1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 27
    2. Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp. 28
    II. Thực trạng công tác kế toán vật liệu tại Công ty Cổ Phần TMXD Vận Tải Hưng Phát 30
    1. Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần TMXD Hưng Phát 30
    2. Hình thức sổ kế toán sử dụng. 32
    2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. 32
    B. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 35
    1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty. 35
    2. Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty 35
    3. Tổ chức chứng từ 35
    3.1. Khi thu mua và nhập kho nguyên vật liệu 35
    3.2. Khi xuất kho vật tư 37
    3.3. Kế toán chi phí quá trình nhập - xuất vật liệu tại Công ty Cổ Phần TMXD Hưng Phát 44
    4. Kế toán tổng hợp nhập - xuất vật liệu. 45
    4.1. Kế toán tổng hợp quá trình nhập vật liệu. 45
    4.2. Kế toán tổng hợp quá trình xuất vật liệu 46
    5. Tổ chức ghi sổ kế toán tổng hợp 46
    6. Kiểm kê vật liệu tồn kho 46
    Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần TMXD Vận Tải Hưng Phát 65
    I. Nhận xét và đánh giá chung 65
    1. Nhận xét chung về bộ máy quản lý của Công ty 65
    2. Nhận xét chung về bộ máy kế toán 65
    3. Nhận xét cụ thể về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty 65
    3.1. Đánh giá nguyên vật liệu 66
    3.2. Quản lý vật liệu 66
    II. Kiến nghị đề xuất 66
    Kết luận 72


     
Đang tải...