Thạc Sĩ Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề cơ bản về chế định hiệu lực của Bộ Luật Hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

    Abstract. Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chế định này
    trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định hiệu lực của Bộ
    luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam với chế định hiệu lực của Bộ luật hình
    sự trong pháp luật hình sự của một số nước khác trên thế giới, làm sáng tỏ bản chất
    pháp lý của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam.
    Về mặt thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định hiệu
    lực của Bộ luật hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Trên cơ sở
    phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp
    luật hình sự liên quan đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự, đề xuất những giải
    pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong giai đoạn xây
    dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là quá trình nhất thể hóa hội nhập
    pháp luật đã và đang thực sự diễn ra trên nhiều lĩnh vực, có tác động sâu sắc đến sự phát triển
    của đất nước ta hiện nay. Trong đó, vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật trong đó có chính
    sách pháp luật hình sự là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
    Điều đó được phản ánh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
    cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong các kỳ Đại hội
    vừa qua. Nhằm cụ thể hóa một số chủ chương của Đảng, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
    02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ
    rõ: ”hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự phù hợp với mục
    tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện
    chính sách hình sự” [19] với quan điểm “phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những
    thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc
    những kinh nghiệm của ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập
    quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai” [19].
    Với chủ chương cải cách tư pháp trên, việc nghiên cứu chế định hiệu lực của Bộ luật
    hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện trên các bình
    diện chủ yếu dưới đây:
    - Về mặt lý luận, luận văn là công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập riêng đến việc
    phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo
    pháp luật hình sự Việt Nam với những đóng góp về mặt khoa học pháp lý, làm sáng tỏ bản
    chất pháp lý của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam.
    - Về mặt lập pháp, các kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hỗ trợ, bổ sung cho các cơ
    quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật.
    - Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà làm luật, các
    nhà lý luận, các thẩm phán và những chủ thể hoạt động thực tiễn pháp lý khác những giải
    pháp để giải quyết các vấn đề xã hội được đặt ra trong đời sống xã hội.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Việc chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam đã có nhiều tài liệu đề cập đến
    như giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Khoa luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội,
    Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2003; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Đại
    Học Luật Hà Nội, Nxb Công An Nhân Dân, Hà nội, 2006; Lê Văn Cảm: Những vấn đề cơ
    bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, 2005;
    Đinh Văn Quế: Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Hình Sự (Phần chung), Nxb Thành Phố Hồ
    Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006
    Những công trình này đã phần nào đề cập đến chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự.
    Tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên biệt chế
    định này. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định này có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận cũng như
    về thực tiễn áp dụng, nhằm đưa ra một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ và chuyên biệt nhất
    chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam. Tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề cơ bản
    về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn
    tốt nghiệp cũng nhằm mục đích đó.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích: Mục đích của luận văn đó là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý
    luận những nội dung cơ bản của chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong pháp luật hình sự
    Việt Nam, xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn
    thiện chế định trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội
    phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    - Nhiệm vụ: Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những
    nhiệm vụ sau:
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự trong
    pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và các qui định về chế định hiệu lực của Bộ luật
    hình sự ở một số nước trên thế giới.
    Đồng thời, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình
    sự Việt Nam về chế định hiệu lực của Bộ luật hình sự.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
    Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của Nhà nước ta
    về Nhà nước pháp quyền và hoạt động tư pháp, các học thuyết chính trị pháp lý trên thế giới.
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
    lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch
    sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh luật học. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả
    còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực tư pháp hình sự liê
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...