Tiểu Luận Một số vấn đề cơ bản của Luật Bình đẳng giới

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số vấn đề cơ bản của Luật Bình đẳng giới


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong bất kì hình thái kinh tế xã hội nào, bất kì giai đoạn lịch sử nào và ở bất cứ đâu, phụ nữ cũng luôn có một vai trò rất quan trọng nhưng không phải bao giờ cũng có được địa vị cân xứng. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, vai trò của phụ nữ đã không được thừa nhận và đánh giá đúng, họ luôn bị bóc lột và đối xử một cách bất bình đẳng. Nghiên cứu về vấn đề này, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: Bất bình đẳng giữa nam, nữ là một sự bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại và nó chính là nguồn gốc đích thực về mặt lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong quan hệ vợ chồng. Ông cũng chỉ ra rằng : muốn giải phóng phụ nữ thì phải xây dựng một xã hội mới, một xã hội không còn áp bức bóc lột của người này đối với người khác, của giai cấp này đối với giai cấp khác. Như vậy để xây dựng một xã hội công bằng văn minh thì cần phải giải phóng phụ nữ và đảm bảo cho họ được bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội.Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng XHCN một nửa”.
    Trên tinh thần kế thừa và phát huy những tư tưởng tốt đẹp ấy, Đảng và Nhà nước ta luôn giành cho phụ nữ sự quan tâm rất lớn. Trong cả bốn bản Hiến Pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, quyền bình đẳng nam nữ đã được ghi nhận và dần trở thành một nguyên tắc cơ bản, và theo đó, hầu hết các văn bản pháp luật ra đời đã cụ thể hoá quyền bình đẳng nam nữ để thực hiện triệt để trong cuộc sống. Luật Bình đẳng giới ra đời năm 2006 chính là sự cụ thể hoá một cách trực tiếp nhất, rõ rệt nhất tư tưởng ấy.
    Tính đến thời điểm này, Luật bình đẳng giới đã có hiệu lực được gần hai năm. Tuy vậy xét từ góc độ thực tiễn và nghiên cứu, nó vẫn còn là đề tài khá mới mẻ. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, nhưng với đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Một số vấn đề cơ bản của Luật Bình đẳng giới”, tác giả mong muốn làm rõ một số nội dung cơ bản và đóng góp một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi Luật bình đẳng giới trong cuộc sống.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    * Mục đích của đề tài là làm rõ một số vấn đề lí luận cơ bản về giới và bình đẳng giới, những nội dung cơ bản của Luật bình đẳng giới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của Luật bình đẳng giới.
    * Nhiệm vụ của đề tài:
    - Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận liên quan đến giới và bình đẳng giới
    - Làm rõ tính cần thiết của việc ban hành Luật bình đẳng giới
    - Phân tích nội dung cơ bản của Luật bình đẳng giới
    - Phân tích mối liên hệ của luật bình đẳng giới với các luật khác
    - Xây dựng một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng của Luật bình đẳng giới.
    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về giới và bình đẳng giới, nội dung cơ bản của Luật bình đẳng giới, đồng thời xem xét việc áp dụng Luật bình đẳng giới trong thực tiễn để có giải pháp nâng cao hiệu quả của Luật bình đẳng giới.
    4. Phương pháp nghiên cứu :
    + Phương pháp tổng hợp
    + Phương pháp phân tích
    + Phương pháp thống kê
    + Phương pháp so sánh
    5. Bố cục của khóa luận
    Khóa luận gồm lời nói đầu và phần nội dung gồm 3 chương:
    + Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về bình đẳng giới và pháp luật về bình đẳng giới
    +Chương 2: Những nội dung điều chỉnh cơ bản của Luật bình đẳng giới
    +Chương 3: Mối liên hệ giữa Luật bình đẳng giới với các ngành luật khác và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Luật bình đẳng giới.
     
Đang tải...