Tài liệu Một số vấn đề chung về pháp điển hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề chung về pháp điển hóa




    1. Khái niệm pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật




    Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới cũng còn có các quan niệm khác nhau và các hình thức tiến hành pháp điển hoá khác nhau. Nhưng nhìn chung về cơ bản có thể chia thành hai hình thức pháp điển hoá chính, đó là:


    -Pháp điển hóa về mặt nội dung




    -Pháp điển hóa về mặt hình thức




    Pháp điển hóa về mặt nội dung (hay có người còn gọi theo các cách gọi khác như : pháp điển hóa lập pháp, pháp điển hóa truyền thống, pháp điển hóa có tạo ra quy phạm mới v.v .) là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản pháp luật mới trên cơ
    sở hệ rà soát, thống hoá, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vào văn bản đó với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn. Việc xây dựng các Bộ luật của nước ta như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự; Bộ luật lao động . được thực hiện theo hình thức pháp điển này. Cách thức pháp điển này giống như hoạt động lập pháp thông thường.


    Pháp điển hóa hình thức (còn được gọi là pháp điển hóa không làm thay đổi nội dung văn bản) là cách thức tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại nhiều văn bản khác nhau thành các bộ luật theo từng chủ đề, với bố cục logic, phù hợp, có thể kèm theo những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết nhằm làm cho các quy định này phù hợp với nhau. Về nguyên tắc, quá trình sửa đổi, điều chỉnh trong quá trình pháp điển hóa chỉ nhằm mục đích tạo nên sự hài hòa giữa các quy định, đảm bảo trật tự của bộ pháp điển mà không nhằm tới mục đích tạo ra những chính sách pháp luật mới và các quy định pháp luật đang có hiệu lực được tôn trọng một cách tối đa. Ở nhiều nước, kết quả cuối cùng của quá trình

    pháp điển theo hình thức này (các bộ pháp điển) được cơ quan có thẩm quyền


    thông qua theo hình thức tương tự như xem xét, thông qua một văn bản pháp luật.




    Tuy nhiên do bộ pháp điển không quy định những chính sách pháp luật mới, nên bộ pháp điển sẽ được thông qua nhanh chóng, không mất thời gian cho việc thảo luận, tranh cãi về chính sách. Việc được cơ quan lập pháp thông qua chỉ mang ý nghĩa xác nhận giá trị pháp lý thi hành của bộ pháp điển, ghi nhận bộ pháp điển bao gồm những quy định hiện hành, có hiệu lực trong lĩnh vực được xác định của bộ pháp điển và xác nhận những sửa đổi mang tính kỹ thuật nhằm đảm bảo sự hài hòa và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cần lưu ý thêm về hình thức pháp
    điển không chính thức do các nhà xuất bản hoặc các công ty luật tư nhân thực hiện với kỹ thuật tương tự như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì không chính thức nên các Bộ pháp điển này chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị viện dẫn trước tòa. Tóm lại, về tính chất, trong khi hoạt động lập pháp mang tính chính trị thì hoạt động pháp điển hóa mang nhiều tính kỹ thuật, làm cho các chính sách pháp luật được thể hiện dưới những hình thức logic, có hệ thống và dễ tiếp cận. Vì vậy, có thể so sánh hoạt động làm luật như việc sản xuất ra các sản phẩm còn hoạt động pháp điển hóa là việc đóng gói, sắp xếp, trưng bày sản phẩm, hàng hóa sao cho tiện lợi cho việc tiêu dùng.


    Theo quy định của pháp luật của Cộng hoà Pháp, thì pháp điển hoá là việc tập hợp,


    sắp xếp trong các bộ luật chuyên ngành tất cả các quy phạm luật và quy phạm dưới luật tản mạn có hiệu lực tại thời điểm pháp điển hoá nhằm đảm bảo cho các quy phạm đó thống nhất và có thể tiếp cận được theo một bố cục chặt chẽ. “Việc pháp điển hoá phải đảm bảo không làm thay đổi nội dung của pháp luật hiện hành, tuy nhiên có thể thực hiện những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm nâng cao tính thống nhất của bộ luật, tôn trọng trật tự, thứ bậc của các quy phạm pháp luật và hài hoà hoá khung pháp luật”.

    Ở Canada, việc pháp điển hoá hình thức được gọi là “chỉnh lý và thống nhất pháp luật quốc gia”. Công việc này được tiến hành theo chu kỳ 15-20 năm và về bản chất mục đích của nó cũng là “để thống nhất, hợp nhất các quy định trong nhiều văn bản khác nhau thuộc cùng một lĩnh vực điều chỉnh vẫn còn hiệu lực qua tất cả các lần sửa đổi luật cho đến lần chỉnh lý cuối cùng và để hoàn thiện pháp luật thông qua những thay đổi không mang tính nội dung như từ ngữ, văn phong hay
    bố cục ”




    Mục đích, ý nghĩa của việc tiến hành pháp điển hoá hình thức.




    Hiện nay việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện pháp điển hoá hình thức là vấn đề đang được quan tâm tại Việt Nam và pháp luật cũng đã bước đầu đề cập đến vấn đề này. Pháp điển hoá hình thức có những lợi ích và ý nghĩa quan trọng,thể hiện ở các nội dung sau đây:


    - Tập hợp được tất cả các quy phạm pháp luật đang nằm phân tán, rải rác ở nhiều văn bản trong một văn bản pháp luật duy nhất trong đó gồm những quy phạm pháp luật còn hiệu lực trong một lĩnh vực, chủ đề nhất định (hoặc ở một số nước là do một cơ quan ban hành), theo một trật tự logic, nhằm bảo đảm thuận lợi cho việc áp dụng, thực hiện văn bản pháp luật;


    - Minh bạch hóa và bảo đảm tính cập nhật của các quy phạm pháp luật thông qua việc bãi bỏ các nội dung không rõ ràng, mẫu thuẫn, không phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế; chỉ ra sự mâu thuẫn, chồng chéo, không đầy đủ trong hệ thống luật pháp và chuẩn bị đề xuất các sửa đổi, bổ sung cần thiết từ đó nâng cao tính thống nhất của các quy định pháp luật.


    - Góp phần bảo đảm duy trì tính hệ thống của hệ thống pháp luật. Theo cách thức pháp điển này, phần lớn các quy phạm pháp luật sẽ được sắp xếp vào các bộ luật với phạm vi nội dung được xác định rõ ràng, ổn định, có tính hệ thống cao. Bộ Pháp điển sẽ được sử dụng như một phương tiện để thực hiện việc hệ thống hóa

    các quy định pháp luật một cách liên tục vì tất cả các quy định mới được ban hành đều được đưa vào Bộ pháp điển ngay lập tức và các việc thay thế các quy định cũ cũng được thực hiện ngay trên Bộ pháp điển.


    - Nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật. Việc xây dựng các bộ pháp điển một cách có hệ thống và toàn diện sẽ nâng cao sự ổn định và thống nhất của hệ thống pháp luật và vì vậy sẽ nâng cao sự tin tưởng của người dân vào hệ thống pháp luật.


    - Tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm luật. Trong bối cảnh tất cả quy phạm pháp luật đã được sắp xếp một cách hệ thống trong các bộ pháp điển thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn trên cơ sở các quy định của bộ pháp điển mà không phải tiến hành rà soát, kiểm tra các văn bản phân tán trong hệ thống pháp luật như hiện nay. Hơn thế nữa, trong trường hợp các bộ pháp điển đã được xây dựng ổn định, việc làm luật trong một lĩnh vực có thể chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung các bộ pháp điển trong
    lĩnh vực đó mà nhất thiết phải chỉnh sửa hay ban hành mới cả một luật hay một bộ


    luật như hiện nay.




    2. Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện pháp điển hóa hình thức




    Thuận lợi




    - Pháp luật đã bước đầu quy định về pháp điển hoá hình thức, tạo căn cứ pháp lý


    cho việc thực hiện hoạt động này.




    Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2008) là đã bước đầu có các quy định về pháp điển hoá. Theo đó, khoản 2, Điều 93 quy định: “Quy phạm pháp luật phải được rà soát, tập hợp, sắp xếp thành bộ pháp điển theo từng chủ đề”. Đồng thời, Luật cũng giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành quy định về hoạt động pháp điển hóa. Từ

    các quy định này, có thể nhận thấy hình thức pháp điển hóa được lựa chọn ở nước


    ta là cách thức pháp điển hóa về mặt hình thức.




    - Đã có sẵn nhiều cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật




    Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ở nước ta đã có nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu khá đầy đủ và toàn diện về văn bản quy phạm pháp luật như cơ sở dữ liệu của Văn phòng Quốc hội, Bộ tư pháp Bên cạnh đó, chúng ta có hệ thống Công báo chính thức và văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo
    (trừ một số trường hợp đặc biệt) mới có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, trên thực tế tuy hoạt động pháp điển hoá chưa được thực hiện, nhưng một số hoạt động tập hợp, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã được tiến
    hành. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc do các tác giả tư nhân thực hiện. Đây là điều kiện thuận lợi và quan trọng để tiến hành pháp điển hóa.


    - Thuận lợi trong việc nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...