Tiểu Luận Một số vấn đề chung về công chức thanh tra và đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành tư pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức thanh tra ngành Tư pháp
    1.1. Khái niệm công chức và công chức thanh tra ngành Tư pháp
    Công chức là một khái niệm mang tính lịch sử, nội dung của nó phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia. Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ công chức cũng mang những nội dung khác nhau. Theo kinh nhiệm của các quốc gia đã thực hiện chế độ công chức, thì công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
    Theo Luật Công chức Cộng hoà Liên bang Đức năm 1977 quy định: các công chức Cộng hoà Liên bang Đức đều là những nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức văn hoá, nghệ thuật, giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia gồm nhân viên các tổ chức công, nhân viên công tác trong các xí nghiệp nhà nước, các công chức làm việc trong các cơ quan Chính phủ, nhân viên lao động công, giáo viên đại học, giáo viên trung học hay tiểu học, bác sĩ hộ lý bệnh viện, nhân viên lái xe lửa . [2].
    Theo Điều lệ tạm thời về công chức nhà nước của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố ngày 14/8/1993, có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1993, công chức nhà nước bao gồm công chức lãnh đạo và không lãnh đạo. Để trở thành công chức mọi người đều phải thông qua một chế độ tuyển dụng hết sức nghiêm ngặt.
    Chức danh công chức không lãnh đạo gồm: Cán sự, chuyên viên, chuyên viên tổ trưởng, chuyên viên tổ phó, trợ lý chuyên viên nghiên cứu, chuyên viên nghiên cứu, trợ lý chuyên viên thanh tra, chuyên viên thanh tra.
    Chức danh công chức lãnh đạo gồm: Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, các thành viên quốc vụ viện; chức trưởng, phó cấp bộ, cấp tỉnh, chức trưởng phó cấp vụ, cấp sở; Trưởng, phó phòng (trong các vụ, sở, huyện); Tổ trưởng, tổ phó; Trưởng, phó cấp xã [40, tr.150].
    Ở Pháp công chức gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm cả trung ương và địa phương nhưng không tính các công chức địa phương thuộc các hội đồng địa phương quản lý [15].
    Những thông tin trên cho thấy, phạm vi công chức ở các nước rất khác nhau. Tuy có những điểm khác nhau như vậy nhưng các nước đều có những điểm chung về quan niệm công chức đó là:
    Thứ nhất, công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua các hình thức thi tuyển.
    Thứ hai, các nước đều giới hạn công chức trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước, được xếp vào ngạch nhất định trong hệ thống thang bậc, ngạch công chức (thể hiện tính thứ bậc, khác biệt của từng vị trí công việc mà công chức thực thi).
    Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hình thành và phát triển liên tục theo tiến trình lịch sử, qua mỗi thời kỳ khác nhau có quan niệm khác nhau về công chức. Điều đáng quan tâm là ngay từ những ngày đầu của chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã quan tâm tới năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức. Đây là tiêu chí có tính chính trị xã hội định hướng cho sự phát triển của nền công vụ và đồng thời là tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức. Trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc về một nền công vụ, công chức kiểu mới thể hiện trong Hiến pháp 1946, Quy chế công chức Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được ban hành theo Sắc lệnh số
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...