Luận Văn Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang -

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp

    Mục lục

    Lời nói đầu

    Chương I:

    Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất

    I. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong nền kinh tế nước ta

    1. Hộ sản xuất

    2. Sự phát triển của kinh tế hộ và vai trò của hộ sản xuất

    2.1. Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất

    2.2. Vai trò của hộ sản xuất đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.

    3. Đặc điểm của kinh tế hộ

    II. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ

    1. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn

    2. Tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất

    3. Cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với hộ sản xuất

    chương ii:

    tình hình và thực tiễn tại Hội sở Ngân hàng

    Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang

    I. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

    1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh của Ngân hàng

    2. Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn thị xã Hà Giang

    II. Khái quát hoạt động của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang

    1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hội sở

    2. Công tác huy động vốn

    3. Công tác sử dụng vốn

    4. Công tác khác

    III. Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang

    1. Tình hình cho vay kinh tế hộ nông dân ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang

    2. Một số tồn tại và nguyên nhân

    chương iii:

    giải pháp nhằm mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang

    I. Những giải pháp

    II. Một số kiến nghị cụ thể

    1. Đối với Nhà nước

    2. Đối với Ngân hàng cấp trên

    3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang

    Kết luận




    Lời nói đầu



    Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII về việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của Đại hội Đảng đã đề ra là: Tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ vượt qua thử thách thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Yêu cầu khách quan và có tính quyết định đến đường lối, chính sách của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội phải nói đến vấn đề vốn, chỉ có con đường đầu tư tín dụng, đồng với mới phát huy được hiệu quả.

    Các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng là một trong những ngành có vốn lớn nhất để giúp cho nền kinh tế nói chung và cho nông nghiệp - nông thôn nói riêng phát triển, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi khu vực nông thôn.

    Hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, đời sống của nông dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Những kết quả đó có sự đóng góp to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp, với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng Nông nghiệp đã huy động được một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần khu vực nông nghiệp nông thôn.

    Định hướng đầu tư vốn của Ngân hàng Nông nghiệp là tiếp cận khách hàng, đưa vốn đến người sản xuất. Vị trí của bộ sản xuất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó là nguồn lực dồi dào cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời nó cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, tạo công văn việc làm, tận dụng mọi nguồn lực lao động trong nông thôn, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội nhất là trong khu vực nông thôn hiện nay.

    Để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 30 tháng 3 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về “Một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn” với quy định hộ gia đình vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Và mới đây là Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ về “Một số giải pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2000”, nâng mức vay vốn không phải thế chấp lên 20 triệu đồng. Văn bản này đã được triển khai sâu rộng tới tận thôn bản làm nức lòng nông dân, tạo động lực mới, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, củng cố thêm lòng tin yêu của dân với Đảng, với Chính phủ, với ngành Ngân hàng.

    Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận thấy rõ sự cần thiết phải chuyển hướng nhanh đối tượng tín dụng từ khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là sự chuyển hướng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác đi vào thị trường tín dụng nông thôn và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thị trường tín dụng nông thôn là mảnh đất còn chứa ẩn nhiều tiềm năng mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải vươn tới để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là xoá đói - giảm nghèo. Song hiện nay quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với kinh tế hộ sản xuất còn hạn hẹp do nhiều vướng mắc và trở ngại. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ là rất cần thiết.

    Qua thời gian học tập tại Học viện Ngân hàng và quá trình công tác thực tế nghiên cứu, khảo sát thực tế tại hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số vấn đề cho vay hộ sản xuất ở Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang - thực trạng và giải pháp” làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp.

    Tuy nhiên, đây là đề tài phong phú, nhưng rất phức tạp, trong nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn, bản thân tôi còn nhiều hạn chế, nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và của cơ quan đang công tác cùng các bạn đồng nghiệp.

    Luận văn này chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi ba chương.

    Chương I: Hộ sản xuất trong nền kinh tế nước ta và vai trò tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển của hộ sản xuất.

    Chương II: Thực trạng và cho vay hộ sản xuất tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang.

    Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng cho vay gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...