Luận Văn Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường trung cận đông

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số vấn đề cần lưu ý khi đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường trung cận đông

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="width: 90%"]LỜI MỞ ĐẦU

    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Trung Cận Đông là khu vực cách xa nước ta về địa lý và cũng khác biệt về truyền thống văn hóa, nhưng không hoàn toàn xa lạ với người Việt Nam. Từ tuổi ấu thơ, chắc ai cũng từng được nghe hoặc đọc những câu chuyện hấp dẫn của "Nghìn lẻ một đêm". Những nhân vật với những cái tên Ảrập xa lạ như: Alibaba, Sinbad, Aladin đã hấp dẫn tuổi thiếu niên bởi những cuộc phiêu lưu kỳ thú của họ.
    Với hơn 300 triệu dân, thu nhập quốc dân khá cao, Trung Cận Đông là thị trường rất tiềm năng, có sức mua lớn đối với hàng dệt may, hơn nữa lại ít phụ thuộc vào 3 cực kinh tế: Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây chính là thị trường mục tiêu để Việt Nam thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng đa phương hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, và chủ động được nguồn tiêu thụ khi có biến động bất lợi ở 3 cực kinh tế thế giới.
    Mặt khác, dệt may, thuộc nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta với tổng kim ngạch năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, tăng gần 40% so với 2001, đóng góp 2,1% vào GDP và 12,4% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, là mặt hàng có nhiều lợi thế, xứng đáng là mặt hàng xúc tiến trọng điểm.
    Cùng với sự phê duyệt "Chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010" của Chính phủ và chủ trương đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước Trung Cận Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta đang đứng trước những cơ hội lớn tại thị trường này.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Tại Trung Cận Đông, hàng dệt may của ta có khả năng đáp ứng được đòi hỏi về kỹ thuật và thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông tin về thị trường hàng dệt may, thị hiếu của người tiêu dùng Ảrập - Hồi giáo và tập quán mua hàng của họ, yếu tố tiên quyết để thâm nhập thành công vào một thị trường mới mẻ, lại còn thiếu và chưa được doanh nghiệp lưu ý nghiên cứu.
    Bài khóa luận với tên gọi: "MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG CẬN ĐÔNG" nhằm mục đích xây dựng một cơ sở dữ liệu khái quát về thị trường Trung Cận Đông; qua đó đánh giá sơ lược về tiềm năng và cơ hội cho những nhà sản xuất hàng dệt may nước ta tại thị trường này.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Khái niệm Trung Cận Đông trong khóa luận này được dùng để chỉ các nước thuộc vùng Vịnh, các nước trên bán đảo Ảrập và một số nước Ảrập Bắc Phi ở ven bờ Địa Trung Hải, bao gồm 15 nước: Ai Cập, Libya, Kuwait, Bahrain, Qatar, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, Oman, Ảrập Xêút, Yêmen, Jordan, Libăng, Syria, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ.
    Palestine không được đưa vào phạm vi nghiên cứu vì triển vọng quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam- Palestine trong thời gian tới không cao. Trong khi đó, Hy Lạp, đảo Síp (Cyprus) và Israel cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu vì các nước này không có thói quen và thị hiếu tiêu dùng mang đặc điểm của văn hóa- tôn giáo Ảrập, Hồi giáo như 15 nước đã kể trên đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Bài khóa luận được trình bày theo hướng đi từ những nét khái quát, những đặc điểm chung của cả khu vực Trung Cận Đông, sau đó đi sâu vào từng thị trường tiềm năng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: so sánh, tổng hợp số liệu, phân tích dữ liệu.
    5. Nội dung nghiên cứu
    Bài khóa luận gồm 3 chương, với nội dung chính là:
    Chương 1: Một số đặc điểm của thị trường Trung Cận Đông
    Chương 2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Trung Cận Đông & những điều cần lưu ý
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG CẬN ĐÔNG
    Đây là một đề tài khá mới mẻ, thông tin khó tiếp cận và còn những hạn chế nhất định về kỹ năng nghiên cứu, người viết rất mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, để có thể hoàn thiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
    Hà Nội, tháng 12 năm 2003

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...