Thạc Sĩ Một số ứng dụng của phương pháp định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý cho Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số ứng dụng của phương pháp định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý cho Việt Nam
    Chương I
    Những vấn đề cơ bản về chứng khoán, công
    cụ phái sinh, chứng khoán phái sinh
    và định giá công cụ phái sinh.
    Trong chương mở đầu này chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề cơ bản
    nhất của chứng khoán, công cụ phái sinh, chứng khoán phái sinh và những
    nguyên lý cơ bản nhất trong việc định giá công cụ phái sinh. Trong phần định
    giá đề tài sẽ nghiên cứu hai mảng chính đó là định giá giá trị nội tại của chứng
    khoán phái sinh, cũng như phí quyền chọn. Đề tài cũng sẽ giới hạn phạm vi
    nghiên cứu cho chương sau, vì khái niệm công cụ phái sinh rất rộng. Riêng
    trong chương 1, phần lý luận chúng ta sẽ nghiên cứu phạm vi rộng hơn và với
    phần lý thuyết nhiều hơn .
    1.1. Khái niệm về chứng khoán, công cụ phái sinh
    và chứng khoán phái sinh
    1.1.1. Chứng khoán:
    Mặc dầu thị trường chứng khoán chính thức Việt Nam đã đi vào hoạt
    động được hơn 4 năm, chúng ta đã được đào tạo, đã được đọc và nghiên cứu rất
    nhiều về chứng khoán và thị trường chứng khoán , kể cả trong và ngoài nước.
    Tuy vậy, các đề tài NCKH cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu thấu đáo khái
    niệm hết sức cơ bản này trên phương diện khoa học và theo tôi khái niệm
    chứng khoán vẫn chưa được ai định nghĩa chính xác một cách khoa học ở
    Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, ngoài phần chính của đề tài là định giá chứng
    khoán phái sinh, đề tài này còn có một mục tiêu nhỏ bên cạnh nó là tìm định
    nghĩa một cách khoa học của khái niệm chứng khoán, công cụ phái sinh, chứng
    khoán phái sinh và phân biệt chúng. Đây cũng là điều kiện tiền đề ban đầu quan
    trọng để chúng ta tiến hành các bước sau của đề tài.
    Trong từ điển Anh Việt trang 1499
    1
    có định nghĩa “ Security” như sau: “
    dt. 1. Sự yên ổn, sự an toàn, sự an ninh 2. Tổ chức bảo vệ, cơ quan bảo vệ: ~
    police: công an bảo vệ; Security Council : Hội đồng bảo an (Liên hiệp quốc) 3.
    Sự bảo đảm; vật bảo đảm: ~ for a debt sự bảo đảm một món nợ; To lend money
    without ~ : cho vay không có vật bảo đảm 4. (Snh) chứng khoán: The ~ market :
    Thị trường chứng khoán.” Đây không phải là định nghĩa khoa học nói lên bản
    1
    Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1975
    11Chương II. Định giá công cụ phái sinh
    2.1 Định giá hợp đồng tương lai
    2.1.1 Định giá hợp đồng tương lai lãi suất ngắn hạn
    Trước khi chúng ta bắt đầu định giá hợp đồng tương lai kỳ phiếu ngân
    hàng, chúng ta phải hiểu được bản chất công cụ cơ sở của hợp đồng tương lai:
    đó là hối phiếu kỳ hạn 90 ngày được ngân hàng chấp thuận.
    Hối phiếu được ngân hàng chấp thuận, thường gọi là kỳ phiếu ngân hàng,
    là các công cụ vay và cho vay do các công ty có nhu cầu vay hoặc đầu tư vốn
    ngắn hạn sử dụng thường có kỳ hạn dưới một năm.
    Ví dụ 25 : một công ty muốn vay tiền có thể phát hành kỳ phiếu ngân
    hàng ra thị trường. Ngược lại, một công ty muốn đầu tư tiền có thể mua kỳ
    phiếu ngân hàng. Thời hạn của loại kỳ phiếu này thường là 30, 60, 120, 150,
    hoặc 180 ngày có nghĩa là công ty có thể vay hoặc đầu tư theo những thời hạn
    nói trên. mệnh giá của một kỳ phiếu (giá trị nhận/trả tại thời điểm đáo hạn)
    thường là 1 triệu.
    Đơn giản, kỳ phiếu ngân hàng là một khoản cho vay có thời hạn và giá trị
    xác định dưới hình thức một loại chứng khoán có thể mua bán lại dưới sự bảo
    lãnh của ngân hàng. Khi một công ty muốn vay tiền mang hối phiếu ra ngân
    hàng. Một khi kỳ phiếu được chấp thuận, nói một cách khác là khoản vay đã
    được thực hiện thì ngân hàng bán kỳ phiếu trên thị trường cho một nhà đầu tư
    nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển vốn từ người mua kỳ phiếu (nhà đầu tư) tới
    người phát hành (người đi vay). Sau đó kỳ phiếu có thể được bán tiếp cho đối
    tác khác mong muốn cho vay (đầu tư) có sự bảo lãnh của ngân hàng. Ngân
    hàng đảm bảo sẽ thanh toán mệnh giá kỳ phiếu cho người nắm giữ cuối cùng
    vào ngày đáo hạn.
    Vì vậy, kỳ phiếu ngân hàng là một cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán
    cho người sở hữu kỳ phiếu ngân hàng (người đầu tư) một khoản đã thoả thuận
    (mệnh giá kỳ phiếu) vào một ngày nhất định (ngày đáo hạn).
    2.1.1.1 Định giá kỳ phiếu ngân hàng
    Bởi vì kỳ phiếu ngân hàng là một cam kết thanh toán toàn bộ mệnh giá
    vào ngày đáo hạn nên người mua (người đầu tư) sẽ không phải trả hết mệnh giá
    vào thời điểm mua nếu không họ sẽ không có lãi. Giá trị gốc trả cho kỳ phiếu ít
    hơn mệnh giá, giá trị chênh lệch cho thấy số lãi được hưởng. Vì lý do này mà
    kỳ phiếu ngân hàng còn được gọi là chứng khoán chiết khấu do kỳ phiếu được
    63Chương III- Một số ứng dụng của
    phương pháp định giá các công cụ phái sinh
    và Một số gợi ý cho Việt nam.
    Trong chương này đề tài giới thiệu một số ứng dụng của các phương
    pháp định giá và các kết quả đã nghiên cứu của đề tài ở chương 1 và 2. Có thể
    nói thị trường chứng khoán phái sinh ở ta còn quá sơ khai, qúa mới với tất cả
    mọi người, nên việc hiểu khả năng ứng dụng của các công cụ này, các phương
    pháp tính toán định giá chúng trong hoạt động kinh tế cũng còn rất sơ lược.
    Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập quốc tế
    và theo tiến trình hội nhập thì thời gian chuẩn bị của ta sẽ không còn nhiều. Thị
    trường chứng khoán phái sinh là bước phát triển cao của thị trường tài chính,
    nó rất phát triển và đang phát triển rất nhanh ở nhiều nền kinh tế trên thế giới.
    Thị trường này đã xuất hiện ở nước ta và sẽ phát triển nhanh trong tương lai.
    Chúng ta cần hiểu rõ những lợi ích mà nó đưa lại, cần biết vận dụng chúng
    trong hoạt động kinh tế, nhất là trong khả năng phòng tránh rủi ro.
    Để có cơ sở cho việc nêu ra các giải pháp ứng dụng, trước tiên chúng ta
    hãy tìm hiểu qua thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt nam và
    nhu cầu phát triển thị trường này trong tương lai ở nước ta.
    3.1. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh
    ở Việt nam và nhu cầu định giá chúng.
    Trước tiên chúng ta hãy phân biệt ngôn từ “ thị trường” và “chợ”. Ngôn từ
    thị trường bao giờ cũng bao gồm nghĩa rộng hơn chợ. Thị trường có thể có và
    hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi, nhưng chợ thì thường có quy định ở một số nơi
    tập trung và hoạt động theo một lịch trình, quy tắc nhất định. Lịch trình, quy tắc
    này có thể được quy định bằng văn bản (có khi bằng văn bản pháp luật) và có
    thể không, mà theo một thỏa thuận ngầm nào đó. Một số người nói rằng thị
    trường chứng khoán của Việt nam mới có từ tháng 7 năm 2000, tức là từ khi
    Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ra đời. Theo chúng tôi nói
    như vậy chưa thật chính xác, bởi vì chúng ta đã thực hiện cổ phần hóa từ những
    năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20. Truớc tháng 7 năm 2000 đã tồn tại
    nhiều cổ phiếu (hàng trăm cổ phiếu) và rất nhiều loại trái phiếu. Trong thực tế,
    thời kỳ này đã có giao dịch cổ phiếu giữa các cổ đông với nhau, giữa các cổ
    đông với người thân của họ vv và trái phiếu cũng đã có giao dịch và như vậy
    đã có thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên đây là thị trường tự do và có
    thể coi là thị trường OTC, tức là mua bán được thực hiện trên tinh thần thỏa
    thuận giữa bên mua và bên bán, chưa tổ chức tập trung. Vì vậy, nếu nói rằng từ
    106
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...