Thạc Sĩ Một số tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và vấn đề xây dựng nhà nước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ dài 100 trang
    Đề tài: Một số tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Sự phát triển tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học là sản phẩm của sự phát triển nền sản xuất vật chất cũng như sự đấu tranh giai cấp trong xã hội. Có cơ sở để khẳng định rằng tư tưởng về nhà nước, pháp luật là sự tiếp tục trực tiếp các nguyên lý triết học về bản chất của nhà nước, pháp luật, sự tác động qua lại của nhà nước và pháp luật với cơ sở kinh tế, chính trị và sự biến đổi của chúng theo sự phát triển của đời sống xã hội.
    Ngày nay toàn cầu hóa trở thành một một xu hướng tất yếu, xây dựng nhà nước pháp quyền là mục tiêu cơ bản cần hướng tới của mọi quốc gia, vì nó đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ, công bằng xã hội, đem lại phúc lợi cho nhân dân, bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
    Tại Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức được đưa vào nghị quyết: "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện từng bước nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [9/56]. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta không làm thay đổi bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà là để thể hiện đầy đủ bản chất của một nhà nước dân chủ, nhà nước thực sự của dân, do nhân dân, vì nhân dân, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại và dân tộc.
    Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về các văn kiện Đại hội XI của đã tiếp tục nhấn mạnh: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp" [13/52]. Song, do nhu cầu đổi mới, phát triển toàn diện đất nước, đồng thời xuất phát từ thực trạng yếu kém trong bộ máy nhà nước; lý luận về nhà nước pháp quyền và hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh; việc thực hiện quản lý nhà nước bằng luật pháp ở các cấp, các ngành còn nhiều bất cập, . nên vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa cấp bách.
    Vì những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Vấn đề nhà nước pháp quyền đã được nhiều tác giả của nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu một cách nghiêm túc, sâu sắc. Từ khi Đảng và Nhà nước ta khởi xướng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho đến nay, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, các nhà hoạt động chuyên môn, các chính trị gia . từ đó đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, các bài tạp chí, luận án, . về chủ đề này. Qua sự đa dạng về nội dung của các công trình đó, chúng ta có thể phân tách một số nhóm vấn đề cơ bản như sau:
    Thứ nhất, nhóm vấn đề nghiên cứu theo hướng nêu tính tất yếu, phân tích tiền đề lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Đầu tiên phải kể đến đề tài KX 04.01: "Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" do GS.VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm, với sự tham gia đông đảo của các giảng viên Đại học luật Hà Nội, các nghiên cứu viên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, .
    Phần thứ nhất, đề tài đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền; phần thứ hai phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Nhà nước pháp quyền; phần thứ ba nêu những khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; phần thứ tư lý giải các yếu tố quy định và chi phối quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phần thứ năm trình bày những phương hướng, giải pháp chủ yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Theo nhóm nghiên cứu của đề tài thì vấn đề nan giải trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc khắc phục "thái độ hư vô, coi thường pháp luật". Vì sự coi thường pháp luật là hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam, nó "có thể diễn ra trên tất cả các mức độ: trong quá trình xây dựng pháp luật, trong hoạt động áp dụng pháp luật, trong đời sống hàng ngày của người dân". Do vậy, " để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần tạo lập thói quen chấp hành pháp luật, thái độ thượng tôn pháp luật. Nghĩa là phải xây dựng được ý thức pháp luật ở trình độ cao trong xã hội".
    Về tính tất yếu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng được đề cập đến trong các bài báo: Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nguyễn Hữu Khiển (Triết học, số 12 - 1997), Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Trần Hữu Tiến (Triết học, số 5 - 2002). Tuy tiếp cận vấn đề có khác nhau, song các tác giả đều thống nhất quan điểm cho rằng, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu hiện nay, nếu chúng ta không muốn lạc hậu trước một thế giới đang không ngừng biến đổi.
    Các tác giả Lê Minh Quân trong cuốn Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Nxb. CTQG, 2003), Trần Hậu Thành trong cuốn Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Nxb, Lý luận chính trị 2005), Nguyễn Tĩnh Gia và Mai Đình Chiến trong cuốn Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Nxb. CTQG, 2006) đã trình bày một cách tổng quát về cơ sở lý luận và thực tiễn, tính cấp thiết của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có nhiều lợi thế của nước đi sau, nhất là trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vấn đề này được phản ánh trong các bài viết của Đào Trí Úc, Lê Minh Thông: Sự tiếp nhận các giá trị pháp lý phương Đông và phương Tây đối với sự phát triển của các tư tưởng pháp lý Việt Nam (Nhà nước và pháp luật, số 5 - 1999), Hoàng Thị Kim Quế: Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố nhà nước pháp quyền (Nghiên cứu lập pháp, số 3 - 2002), Doãn Chính, Cao Xuân Long: Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa lịch sử của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (Triết học, số 8 - 2002). Các tác giả đã nêu lên quan điểm cho rằng, những tư tưởng pháp lý trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là những giá trị pháp lý phương Đông ngày nay vẫn còn tính thời sự, còn những điểm hợp thời, hợp lý, do vậy trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền chúng ta cần tiếp nhận và phát huy những giá trị này.
    Thứ hai, những nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Về vấn đề này có công trình tập thể do Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (Nxb.CTQG - 2006). Trong chương I: nhóm tác giả đã nhìn lại 20 năm đổi mới Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đề xuất phương án về việc: 1) Đổi mới hoạt động lập pháp của Quốc hội (chương VII); 2) đổi mới hoạt động hành pháp của Chính phủ (chương IX); 3) đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ qua tư pháp (chương X); 4) tạo dựng mối quan hệ biện chứng giữa bộ ba cơ quan Nhà nước (chương XI). Theo các tác giả của công trình, nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hơn hai thập kỷ qua thuộc về cải cách hành chính, vì bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay còn "khá cồng kềnh, hoạt động chồng chéo, hiệu quả thấp". Thực trạng đó đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ nặng nề sắp tới là phải nhanh chóng cải cách hành chính, kiến tạo một bộ máy nhà nước không chỉ gọn nhẹ mà còn phải làm việc có hiệu quả các công việc dân sinh, dân sự.
    Các công trình: Nguyễn Văn Niên: Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb.CTQG-1996); Phạm Gia Đức, Lê Hải Triều: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (Nxb. Quân đội nhân dân - 2003); Nguyễn Trọng Thóc: Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân (Nxb.TCQG-2005); Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb. Từ điển bách khoa - 2009), cũng đã nêu lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mà Việt Nam cần giải quyết trên từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền.
    Về những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng đã được nghiên cứu và đề cập nhiều trong các bài viết của: Lê Minh Tâm: Về tư tưởng nhà nước pháp quyền và khái niệm nhà nước pháp quyền (Luật học, số 2 - 2002); Hoàng Văn Hảo:Vấn đề dân chủ và đặc trưng của mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nhà nước và pháp luật số 2-2003); Phạm Văn Đức: Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Triết học, số 9- 2005); Phạm Thế Lực: Ý nghĩa của lý thuyết phân quyền trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Nghiên cứu pháp luật, số 7 - 2008); tác giảTrần Ngọc Liêu: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Luận án tiến sĩ triết học, ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN,2009). Trần Ngọc Liêu đã lưu ý rằng, nếu không khéo chúng ta sẽ dễ mắc sai lầm về mặt phương pháp luận, khi đem những giá trị chung của Nhà nước pháp quyền tư sản áp đặt vào xã hội Việt Nam.
    Thứ ba, nhóm công trình nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Phạm Ngọc Quang và Ngô Kim Liên trong cuốn: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (Nxb.CTQG-2007) cho thấy việc nâng cao vai trò của Đảng trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền phải đi đôi với việc chống chủ nghĩa quan liêu, tệ nạn tham nhũng và nêu cao tấm gương đảng viên trong việc thực thi và bảo vệ pháp luật.
    Trong Luận án Tiến sĩ, Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong những năm 1996 - 2006 (Học viện Hành chính- chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Lâm Quốc Tuấn đã tổng kết những thành tựu, nêu lên những hạn chế và bước đầu xác định một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong quá trình hơn 10 năm lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cả trong lý luận và tổ chức chỉ đạo thực tiễn.
    Ngoài ra, có các bài báo của: Nguyễn Duy Quý: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong trong điều kiện nước ta hiện nay (Triết học, số 10- 2002); Trần Đại Hưng: Hoàn thiện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp (Cộng sản, số 11-2004); Nguyễn Trọng Thóc: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Triết học, số 6-2005); Thang Văn Phúc: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Cộng sản, số 5-2006). Các bài báo đều nhất trí cho rằng: trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống quan niệm "hành chính đơn thuần", phi chính trị, tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước", bởi vì bất ký một hệ thống pháp luật nào cũng phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân, nhưng ý chí và nguyện vọng đó phải phù hợp với ý thức hệ của giai cấp đang nắm trong tay quyền lực nhà nước.
    Thứ tư là những công trình bàn về sự tác động tương hỗ giữa bộ ba: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
    Trong cuốn Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam của tác giả Đặng Kim Sơn (Nxb. CTQG - 2004) đề xuất quan điểm cho rằng: cơ chế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là ba thế chân kiềng tạo nên tam giác phát triển cho mọi quốc gia trong thời hiện đại. Bởi vì cơ chế thị trường làm nảy sinh các quan hệ xã hội phức tạp đòi hỏi pháp luật can thiệp, nhưng không phải mọi vấn đề cần phải có pháp luật, mà có nhiều vấn đề có thể giải quyết theo phong tục cộng đồng nhiều khi có hiệu quả hơn luật pháp nhà nước.Ý kiến này được hiểu sâu sắc hơn trong bài Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở nước ta của tác giả Trần Ngọc Hiên (Cộng sản, số 787-2008). Nguyễn Như Phát trong bài Xã hội dân sự và xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay (in trong Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Từ điển bách khoa 2009) cho rằng, trong một quốc gia phát triển tồn tại "hai yếu tố của quản trị hiện đại: một yếu tố được đại diện bởi những thiết chế cai trị cơ bản, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; yếu tố thứ hai là xã hội dân sự". Trên cơ sở nghiên cứu bản chất của nền kinh tế thị trường, tác giả Lê Văn Toan trong bài Pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 11-2008) khẳng định rằng: "kinh tế thị trường là một nền kinh tế pháp chế", nghĩa là một nền kinh tế không thể không cần đến sự hoàn thiện và tính rõ ràng, nghiêm minh của pháp luật.
    Tác giả Trần Hậu Thành trong bài Một số vấn đề lý luận về quan hệ nhà nước, xã hội và công dân trong nhà nước pháp quyền (Triết học, số 6 -2005), Nguyễn Thị Tâm trong bài Mối quan hệ giữa dân chủ với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam (Lý luận chính trị và truyền thông, số 12-2007) đều cho rằng: xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền tác động tương hỗ lẫn nhau, do vậy thiết lập xã hội dân sự là tiền đề thực tiễn, là điều kiện cơ bản để xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Những công trình khoa học mà chúng tôi kể trên là những công trình mang tính điển hình trên cơ sở có chọn lọc, ngoài ra trong các tạp chí Triết học, Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Dân chủ và Pháp luật, Luật học, Cộng sản, Tia sáng, Thông tin khoa học xã hội . đã đăng khá nhiều bài viết phân tích tính tất yếu, cơ sở lý luận, điều kiện thực tiễn, đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Các nhóm công trình tổng quát trên đã cung cấp cho tác giả luận văn những tư liệu có giá trị, các hướng nghiên cứu và cách tiếp cận khoa học khi thực hiện đề tài này. Song nhìn chung việc nghiên cứu một cách tổng quát tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới vẫn là đề tài cần được tiếp tục làm rõ. Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, tác giả cố gắng trình bày một cách tương đối có hệ thống những tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và một số vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    3. Mục đích , đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là góp phần tìm hiểu một số tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học, trên cơ sở đó góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện những vấn đề sau:
    * Trình bày những tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học, góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    * Phân tích một số vấn đề, nguyên tắc cơ bản nhằm từng bước xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước.
    3.3 Phạm vi nghiên cứu
    Vấn đề nghiên cứu rất rộng lớn, phức tạp trong toàn bộ lịch sử triết học, vì vậy trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tiếp cận nội dung cơ bản của những nhà tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học và vấn đề xây nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
    4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
    Đây là công trình nghiên cứu cơ bản tìm hiểu những tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học, từ đó góp phần làm rõ một số vấn đề về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, nên luận văn đã thể hiện được những điểm mới sau:
    Một là, trình bày một cách tương đối có hệ thống những tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học.
    Hai là, phân tích làm rõ một số vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
    Với những kết quả đạt được, luận văn sẽ góp phần lý giải một số vấn đề về bản chất, vai trò, nhiệm vụ và chức năng của nhà nước pháp quyền, đặc biệt những giải pháp để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
    Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn quản lý, điều hành xã hội.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê - nin, đặc biệt là những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay.
    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn dưới góc độ triết học là phương pháp biện chứng duy vật; phương pháp logic và lịch sử; phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp; phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể; đặc biệt chú ý tới mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo; nội dung của luận văn gồm 2 chương và 4 tiết.

    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
    VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
    1.1. Một số tư tưởng tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học
    1.1.1. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền
    Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có liên quan hết sức chặt chẽ đến lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì vậy, vấn đề về nguồn gốc bản chất, vai trò của chúng, về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, nhà nước - xã hội và công dân, . luôn luôn là vấn đề hết sức quan trọng và gay gắt mọi thời đại. V.I. Lênin viết: "Vấn đề nhà nước . luôn trở thành trung tâm của mọi vấn đề chính trị, mọi tranh luận chính trị" [26/32].
    Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại cho chúng ta thấy, nhà nước và pháp luật ra đời không phải là cái sẵn có, cũng không phải là cái được sinh ra từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, mà nhà nước và pháp luật ra đời là một tất yếu của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, "từ nhu cầu kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, làm cho cuộc đấu tranh giữa những giai cấp đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội . Và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự" [3/260]. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, nhà nước luôn là công cụ thống trị về chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế. Ph. Ănghen viết: "Nhà nước chẳng qua chỉ là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác ." [22/584]. Sự tồn tại của nhà nước gắn liền với sự tồn tại của hệ thống pháp luật, bởi lẽ pháp luật là "một hình thái ý thức xã hội gắn chặt với nhà nước, là hệ thống các quy tắc ứng xử do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội" [17/48].
    Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, các giai cấp thống trị dùng pháp luật làm công cụ cai trị cơ bản. Vì vậy nhiệm vụ của bất kỳ nhà nước nào cũng phải thông qua pháp luật để thể hiện ý chí của giai cấp mình, xác lập và bảo đảm thực hiện những quy tắc xử sự để bảo vệ những lợi ích của giai cấp thống trị.
    Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp, con người đã bắt đầu hình thành các quy tắc xử sự, các chuẩn mực hành vi, những quy định, những điều cấm . các quy tắc này không phải là pháp luật và đây mới chỉ là các quy ước của các quy phạm đạo đức, tôn giáo. Đến khi xã hội phân chia thành giai cấp, giai cấp thống trị đã kế thừa, lựa chọn các quy phạm này nâng lên thành các quy tắc phổ biến, chuẩn mực chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Các quy phạm đó được thực hiện bởi sự cưỡng chế của quyền lực nhà nước. Trong thời kì cổ đại, các bộ luật "Hămmurapi", "Docông", "Luật La Mã, 12 bảng" . mặc dù còn đậm nét của màu sắc tôn giáo nhưng đó là những bộ luật đầu tiên và điển hình. Thời kì trung cổ với sự thống trị của Giáo hội Thiên chúa giáo, pháp luật với tư cách là những giá trị chung, phổ biến đã bị bóp méo, trở thành công cụ thống trị của nhà thờ. Ph. Ănghen viết: "Các giáo lí nhà thờ đồng thời đã trở thành các nguyên lí chính trị, còn các điều răn trong kinh thánh đã có hiệu lực pháp lí cho mọi tòa án. Thậm chí cả khi đã có một đẳng cấp luật gia chuyên nghiệp thì luật học cũng phải một thời gian dài đặt dưới sự bảo trợ của thần quyền và giáo lí trong các hoạt động của các trí tuệ lúc bấy giờ là hệ quả tất yếu của cái mà nhà nước chiếm giữ với tư cách là cái tổng hòa nhất và là chế độ phong kiến đương thời" [42/336].
    Tầng lớp chủ nô quý tộc phản động thường gắn nhà nước với tôn giáo và thần học nhằm "thần thánh hóa" quyền lực nhà nước. Họ cho rằng, nhà nước có quyền lực vô hạn, tối thượng, có quyền can thiệp vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhà nước đẻ ra pháp luật, pháp luật là ý chí của nhà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...