Tài liệu Một số tư tưởng thiền học cơ bản của trần thái tông

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để làm sáng tỏ nội dung tư tưởng và phương pháp tu thiền của Trần Thái Tông (1218 - 1277) - vị vua mở nghiệp triều đại nhà Trần, trước hết, bài viết tập trung giải thích các khái niệm cơ bản: “tâm”, “không”, “Phật tính”, “giới”, “định”, “tuệ”. Tiếp đó, bài viết phân tích các giai đoạn của con đường tu tập mà thiền gia phải trải qua. Theo tác giả, Trần Thái Tông đã thâu tóm được toàn bộ những yếu chỉ căn bản về tư tưởng và phương pháp tu thiền của thiền học Vô Ngôn Thông, đồng thời diễn giải chúng hết sức dễ hiểu và qua đó, đã góp phần phổ biến thiền học trong dân chúng.


    Trần Thái Tông (1218-1277) tên thật là Trần Cảnh, là vị vua mở nghiệp nhà Trần. Ông lên ngôi năm 1225. Năm 1258, ông đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chiến thắng quân Mông Cổ xâm lược, bảo vệ đất nước độc lập, hoà bình. Dưới triều đại Trần Thái Tông, “chính trị, văn hoá, tôn giáo đều cực thịnh. Chính ông cũng chuyên tâm nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật nhưng không xem thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển”(1). Ông là vị vua đỡ đầu việc phát triển Phật giáo Việt Nam, khiến cho Thiền học phát triển rực rỡ. Dưới ảnh hưởng của ông, Phật giáo thiền tông không chỉ tạo nên những giá trị tinh thần độc đáo trong sự phát triển đời sống văn hoá - tôn giáo Đại Việt thế kỷ XIII - XIV mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ đất nước chống quân xâm lược Nguyên Mông và xây dựng nền hoà bình, thịnh vượng của triều đại nhà Trần. Hơn thế, tư tưởng thiền của Trần Thái Tông là một nền tảng lý luận quan trọng để dòng thiền Trúc Lâm - thành tựu rực rỡ nhất của Phật giáo thời Trần - hình thành và phát triển. Bài viết này tập trung phân tích một số tư tưởng thiền học cơ bản của Trần Thái Tông - một trong những giá trị đặc sắc nhất của thiền tông thời Trần với những ý nghĩa tích cực góp phần tạo dựng nên tinh thần Đông A độc nhất vô nhị trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam.(1)


    Năm 1236, theo bài tựa Thiền tông chỉ nam, Trần Thái Tông đã từng lên Yên Tử gặp Quốc sư Trúc Lâm đại sa môn xin đi tu. Theo Thiền uyển tập anh, vị Quốc sư này có thể là Viên Chứng, thế hệ nhà sư thứ hai tu ở Yên Tử. Trần Thái Tông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng thiền trực tiếp từ vị Quốc sư này. Nhưng sau đó, theo lời khuyên của Quốc sư và chủ yếu là do sức ép của Thái sư Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông đã thuận lòng trở về kinh thành, vừa chuyên tâm cai trị đất nước, vừa gắng sức nghiên cứu thiền học. Sau khoảng 10 năm, ông viết xong cuốn Thiền tông chỉ nam. Sách này nay không còn, mà chỉ còn bài tựa. Theo lời khuyên của Quốc sư, rằng “trong núi vốn không có Phật. Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm bên ngoài”(2), và căn cứ vào hành trạng của Trần Thái Tông trong bài tựa đó, ta có thể đoán định: ông đã thấu triệt tôn chỉ thiền tông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...