Chuyên Đề Một số tiêu chí đánh giá năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hành chính nhà nước là tập hợp những dấu hiệu làm căn cứ để nhìn nhận, đánh giá kết quả tác động của hành chính nhà nước đối với xã hội. Hiệu lực, hiệu quả của hành chính nhà nước cũng có thể được đánh giá theo nhiều tiêu chí, song có thể đánh giá qua các yếu tố: đầu vào, đầu ra,quá trình và kết quả của đầu ra trên phương diện định tính và định lượng.
    a. Đánh giá theo đầu vào
    . Đầu vào là các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động quản lý,bao gồm: cơ sở vật chất,các trang thiết bị làm việc, nhân sự, các dịch vụ tư vấn . Tiêu chí chí đánh giá kết quả hoạt động theo đầu vào là tính kinh tế,tức là mua sắm các loại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt, kịp thời và với chi phí thấp nhất.
    Để cải thiện tính kinh tế trong hoạt động của hành chính nhà nước, các nhà quản lý cần trả lời đúng các câu hỏi như sau: mua sắm cái đó để làm gì? Số lượng bao nhiêu thì đủ?Chất lượng như thế nào?Giá cả có cạnh tranh không? Mua sắm theo phương thức nào? Mua sắm vào thời điểm nào? .
    b. tiêu chí đánh giá theo đầu ra.
    Đầu ra của hành chính nhà nước là các dịch vụ, các sản phẩm mà hành chính nhà nước làm ra. Giá trị xã hội của đầu ra được chiếu theo giá thị trường của các dịch vụ tương tự hoặc các dịch vụ tương đương gần nhất.Tiêu chí đánh giá kết quả tương ứng với đầu ra là tính hiệu quả , nghĩa là làm giảm thiểu tổng chi phí đầu vào đối với một đơn vị đầu ram hoặc tối đa hóa số lượng đầu ra tương ứng với tổng chi phí đầu vào xác định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...