Luận Văn Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Han

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist

    LỜI MỞ ĐẦU1. Lư do chọn để tài
    Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏng thu hút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đă xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia ḿnh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xă hội du lịch đă trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Chính v́ lẽ đó mà ngày càng có nhiều loại h́nh du lịch xuất hiện nhằm thỏa măn nhu cầu của con người. Và một loại h́nh du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại h́nh du lịch nội địa.
    Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch đă tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch. Một trong số những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu về tổ chức loại h́nh du lịch Nội địa là Công ty Lữ hành Hanoitourist.
    Tuy nhiên, những năm qua liên tục xảy ra những bất ổn về kinh tế, dịch bệnh .Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay có không ít các đối thủ cạnh tranh tổ chức thành công loại h́nh du lịch Nội địa này. Nên việc kinh doanh của Công ty Lữ hành Hanoitourist gặp không ít những khó khăn. Qua thời gian thực tập tại Công ty lữ hành Hanoitourist với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa măn tối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đă quyết định chọn đề tài “Một số thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty Lữ hành Hanoitourist “.

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng khai thác nguồn khách du lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là hoạt động kinh doanh lữ hành, chủ yếu là kinh doanh lữ hành nội địa ở công ty Lữ hành Hanoitourist.

    3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu là dựa trên các cơ sở lư luận và thời gian thực tập tại công ty để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh Lữ hành Nội địa. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn, ngày các sản phẩm tour ngày một phong phú và hấp dẫn hơn. Và để đạt được mục đích nghiên cứu trong để tài em có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
    + Phương pháp phân tích, tổng hợp
    + Phương pháp thu thập và xử lỹ tài liệu
    + Phương pháp thống kê
    + Phương pháp so sánh số liệu

    4. Kết cấu của đề tài
    - Chương 1; Cơ sở lư luận và thực tiễn hoạt động du lịch
    - Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist
    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty Lữ hành Hanoitourist.













    Chương 1:CƠ SỞ LƯ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch1.1.1. Khái niệm và phân loại công ty lữ hành lữ hành1.1.1.1. Khái niệm công ty lữ hànhĐă tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành. Mặt khác, bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và đa dạng, có nhiều biến đổi theo thời gian. Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hành luôn có những h́nh thức và nội dung mới.Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt động trung gian, làm đại lư bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàng không .Khi đó, các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là các đại lư du lịch) được định nghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới h́nh thức là đại diện, đại lư cho các nhà sản xuất ( khách sạn, hăng ô tô, tàu biển .) bán sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng với mục đích thu tiền hoa hồng (Commission). Trong quá tŕnh phát triển đến nay, h́nh thức các đại lư du lịch vẫn liên tục được mở rộng.Một cách khái niệm phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương tŕnh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Khi đă phát triển ở một mức độ cao hơn so với việc làm trung gian thuần túy, các doanh nghiệp lữ hành đă tự tạo ra các sản phẩm của ḿnh bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ô tô, tàu thủy và các chuyến tham quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Ở đây, doanh nghiệp lữ hành không chỉ dừng lại ở người bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Tại Bắc Mỹ, doanh nghiệp lữ hành được coi là những công ty xây dựng các chương tŕnh du lịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, hàng không, tham quan . và bán chúng với một mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lư bán lẻ. Như vậy, doanh nghiệp lữ hành là các pháp nhân tổ chức và bán các chương tŕnh du lịch. Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa:” Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kư kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương tŕnh du lịch đă bán cho khách du lịch”.Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn, mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch. Các công ty lữ hành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hăng hàng không, tầu biển, ngân hàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Kiểu tổ chức các công ty lữ hành nói trên rất phổ biến ở châu Âu, châu Á và đă trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế. Ờ giai đoạn này, th́ các công ty lữ hành không chỉ là người bán (phân phối), người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Từ đó có thể nêu một khái niệm doanh nghiệp lữ hành như sau:Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng kư kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương tŕnh du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành c̣n có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.1.1.1.2. Phân loại công ty lữ hành lữ hànhNh́n chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên các phương diện sau đây:- Quy mô và địa bàn hoạt động- Đối tượng khách- Mức độ tiếp xúc với khách du lịch- Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịchNhư vậy, tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, h́nh thức tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: hăng lữ hành, công ty lữ hành, đại lư lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Riêng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hành thường có tên gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong các công ty du lịch.
    1.1.2. Khái niệm về khách du lịchKhái niệm về khách du lịch xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ XIII. Thời bấy giờ các cuộc hành tŕnh của người Đức, người Đan Mạch, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan và người Anh trên đất Pháp được chia làm hai loại:
    + Lepetit tour ( cuộc hành tŕnh nhỏ): Đi thành phố Pari đến miền Đông Nam nước Pháp.
    + Le grand tour ( cuộc hành tŕnh lớn): cuộc hành tŕnh của những người đi dọc theo bờ Địa Trung Hải xuống Tây Nam nước Pháp và vùng bourgon.
    Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành tŕnh lớn “Faire le grand tour”.
    Vào đầu thế kỷ XX nhà kinh tế học người Áo Iozef Stander định nghĩa: “ Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ư thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa măn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục tiêu kinh tế”
    Nhà kinh tế học người Anh Ogilvie Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch cần có hai điều kiện
    Thứ nhất: phải xa nhà thời gian dưới một năm.
    Thứ hai: ở đó phải tiêu những khoản tiền đă tiết kiệm ở nơi khác.
    Tuy nhiên, những khái niệm nêu ra ở trên đều mang tính phiến diện, chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm – khách du lịch.
    Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy, cần t́m hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa ra từ các hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế quan tâm đến các vấn đề du lịch. Cụ thể:
    - Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) về khách du lịch.
    + Khách du lịch quốc tế ( International tourist): là một người lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác quốc gia thựng trú. Du khách có thể đến v́ nhiều lư do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến ( chữa bệnh, thăm quan, giải trí công vụ )
    + Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): Là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong thời gian ít nhất 24 giờ và không qua 1 năm với mục đích du lịch như: Giải trí, kinh doanh, công tác, hội họp, thăm gia đ́nh . ( trừ làm việc để lĩnh lương)
    - Ngày 4 – 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc ( United Nations Statisticall Commission) đă công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
    + Khách du lịch quốc tế ( Internation tourist) gồm 2 loại:
    Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động. Loại này gồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia.
    Outbound tourist: du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh. Loại này là những khách du lịch từ nước ḿnh đi đến du lịch tại một quốc gia khác. Hiện nay trên thế giới các nước như Pháp, Mỹ giữ đầu bảng về thể loại du lịch quốc tế thụ động Như vậy khách du lịch chủ động của quốc gia này lại là khách du lịch thụ động của quốc gia khác ( nhận và gửi khách) .Một số điểm có thể coi là trở ngại đối với khách du lịch quốc tế là: Ngôn ngữ , tiền tệ, thủ tục giấy tờ.
    + Khách du lịch trong nước: (Internal tourist): Gồm những ngựi bản địa và những người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó du lịch trong nứơc
    + Khách du lịch Nội địa ( Domestic tourist): Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia.
    Domestic tourist =Internal + Inbound
    + Khách du lịch quốc gia( National tourist):
    National tourist = Internal + Outbound.
    - Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:
    Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
    + Khách du lịch quốc tế:
    Theo quy chế quản lư lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam ( 29/4/1995). Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, t́m hiểu cơ hội kinh doanh.
    Theo Luật du lịch Việt Nam (2005).
    Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
    + Khách du lịch nội địa:
    Theo quy chế quản lư lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch, thăm người thân, kinh doanh trong phạm vi lănh thổ Việt Nam
    Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lănh thổ Việt Nam.
    1.1.3. Khái niệm về du lịch và phân loại các loại h́nh du lịch.1.1.3.1. Khái niệm về du lịchDu lịch là hiện tượng kinh tế, xă hội phức tạp và trong quá tŕnh phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày một phong phú. Để đưa ra một định nghĩa cho hiện tượng đó sao cho nó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lư luận và thực tiễn, đó là một vấn đề hết sức khó khăn. Có thể nêu ra một số khó khăn sau:
    Khó khăn thứ nhất: do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch. Cụ thể:
    Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành tŕnh và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa măn các nhu cầu khác nhau, với mục đích ḥa b́nh và hữu nghị. Với họ, du lịch như là một cơ hội để t́m kiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa măn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ
    Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá tŕnh tổ chức các sự kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa măn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch. Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa măn các nhu cầu của khách (người đi du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của ḿnh là tối đa hóa lợi nhuận.
    Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Trên góc độ này, du lịch được hiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành tŕnh và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh tinh thần cho dân địa phương.
    Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: th́ du lịch là một hiện tượng kinh tế - xă hội.
     
Đang tải...