Tài liệu Một số thành tựu cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số thành tựu cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp


    quyền xã hội chủ nghĩa




    Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường tính pháp quyền mà trọng tâm là cải cách Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước được chính thức đề ra tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Đến nay, sau gần 20 năm, công cuộc cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Trong đó, có một số thành tựu cần được phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ, để có thể kế thừa và phát huy trong việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cũng như đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị nói chung.


    1. Những quy định mới của Hiến pháp năm 1992 bảo đảm vị trí độc lập tương đối của Chính phủ


    Thành tựu quan trọng nhất về mặt thể chế là những quy định mới của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa, bổ sung đổi năm 2001) về vị trí, vai trò của Chính phủ, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.


    Bước vào thực hiện cơ chế thị trường, yêu cầu về nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Chính phủ. Cơ quan hành pháp phải có đủ quyền lực và có khả năng sử dụng quyền lực một cách linh hoạt, nhanh nhạy để đối phó có hiệu quả với diễn biến của tình hình thực tế. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước
    cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1). Quy định rất quan

    trọng này của Hiến pháp năm 1992, một mặt tuân thủ yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực, mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, mặt khác, bảo đảm tính độc lập tương đối của quyền hành pháp trong quan hệ với quyền lập pháp, quyền tư pháp, qua đó đề cao vai trò của hành pháp, tạo cơ sở cho Chính phủ quyền độc lập và chủ động, linh hoạt, nhanh nhạy trong quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả
    mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước.




    Việc xác định lại vị trí của Chính phủ là kết quả của việc nhận thức đóng đắn về phân công, phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong mối quan hệ quyền lực nhà nước thống nhất phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta. Điều
    này tạo sự tương đồng với các quan niệm, cũng như quy định về Chính phủ ở các nước trên thế giới.


    So với Hiến pháp năm 1980, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng là:


    - Từ bỏ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác kế hoạch hoá tập trung, trực tiếp của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, chuyển sang các nhiệm vụ quản lý vĩ mô bằng các công cụ chính sách, pháp luật;


    - Từ bỏ thực hiện nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế;




    - Đưa vấn đề chống quan liêu, tham nhũng thành nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ;




    - Ổn định các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong khuôn khổ Hiến pháp, loại bỏ quy định của Hiến pháp năm 1980 cho phép Quốc hội có thể giao cho Chính phủ những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Hiến pháp mà không phải sửa đổi Hiến pháp.

    Một trong những thay đổi quan trọng nhất của Hiến pháp năm 1992 là đổi mới cơ chế hoạt động của Chính phủ. Cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ, Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ đã định ra ba nguyên tắc then chốt cho hoạt động của Chính phủ phù hợp với quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là các nguyên tắc: Chính phủ “là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số” (2); Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp” (3); “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước” (4).


    Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ, về nguyên tắc, Chính phủ có hai cơ chế hoạt động khác nhau: cơ chế lãnh đạo của tập thể Chính phủ đối với những vấn đề mang tính chất chính sách và những loại nhiệm vụ quan trọng đã được quy định bởi Hiến pháp và luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà Tập thể Chính phủ quyết định theo đa số; và cơ chế thủ trưởng, bảo đảm vai trò chỉ đạo điều hành chung và thống nhất của Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống hành pháp và hành chính nhà nước, để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và các quyết định của Chính phủ. Thủ tướng có toàn quyền quyết định đối với những vấn đề được Hiến pháp và pháp
    luật quy định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng không phụ thuộc vào Tập thể Chính phủ. Hai cơ chế này có mối quan hệ tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của Chính phủ trở nên linh hoạt, mềm dẻo, nhanh nhạy hơn, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả, nhưng vẫn bảo đảm trật tự hiến pháp: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.


    Các nguyên tắc nói trên đã tạo cơ sở cho việc phân định và tách bạch giữa chức năng xây dựng, hoạch định chính sách với chức năng tổ chức thực hiện chính sách

    trong hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống hành chính. Theo đó, chức năng của Chính phủ là hoạch định và điều hành các chính sách quốc gia theo định hướng chính trị được đề ra trong các nghị quyết của Đảng, phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các đạo luật, còn việc tổ chức thực hiện chính sách, thể chế sẽ do các bộ và chính quyền địa phương đảm nhiệm. Bộ trở thành cơ quan điều hành, cơ quan chính thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của Chính phủ và trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc quyết định những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền của bộ được tăng cường. Bộ trưởng trở thành người đứng đầu
    bộ máy hành chính về lĩnh vực mà ngành mình phụ trách. Còn Thủ tướng là người lãnh đạo và điều phối các hoạt động của Chính phủ, là người bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức thực thi quyền hành pháp và hành chính nhà nước, bảo đảm trật
    tự, kỷ cương, tính thông suốt trong hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.




    2. Hệ thống thể chế được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với cơ chế kinh tế


    thị trường đáp ứng các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền




    Phù hợp với quá trình chuyển đổi phương thức quản lý từ trực tiếp vi mô, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý gián tiếp vĩ mô bằng hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, pháp luật ngày càng trở thành công cụ quản lý, điều hành chủ yếu, quan trọng nhất trong việc thực hiện chức năng, thẩm quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh này, hoạt động quan trọng nhất đối với cơ quan hành chính nhà nước là tạo dựng và duy trì khuôn khổ chính sách, pháp luật cho các hoạt động của công dân, tổ chức. Thực tế cho thấy, công
    tác xây dựng và hoàn thiện thể chế ngày càng trở nên quan trọng và đã thực sự trở thành hoạt động cơ bản, chủ yếu của Chính phủ và bộ máy hành chính ở trung ương. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ đang trở thành nhiệm vụ trung tâm, được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Việc xem xét, thông qua các dự án tại các phiên họp của Chính phủ cũng đã được cải tiến. Số lượng các dự án luật, pháp lệnh Chính phủ cho ý kiến, trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội những năm gần đây tăng nhanh đáng kể: năm 1999 là 12 dự án (02 luật, 10 pháp lệnh), năm 2000 là 11 dự án (05 luật, 06 pháp lệnh), năm 2001 là 22 dự án (11 luật, 10 pháp lệnh, 01 nghị quyết), năm 2002 là 6 dự án (04 luật, 02 pháp lệnh), năm 2003 là 34 dự án (20 luật, 14 pháp lệnh), năm 2004 là 36 dự án (Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 24 dự án)(5), năm 2005 là 38 dự án (Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 33 dự án)(6); năm 2006 là 23 dự án; năm 2007 là 17 dự án; năm 2008 là 36 dự án (trong đó, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 2 nghị quyết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua 8 pháp lệnh).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...