Chuyên Đề Một số thách thức trong việc thực hiện chính sách giáo dục -đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số thách thức trong việc thực hiện chính sách giáo dục -đào tạo ở Việt Nam hiện nay
    1.1. Giáo dục - đào tạo trong nền kinh tế thị trường
    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như tài nguyên, đất đai, vật tư,sức lao động, chất xám đều được trao đổi qua thị trường. Sản phẩm của khoa học và công nghệ, lao động quản lý, hoạt động dịch vụ đều được coi là hàng hoá, được mua bán theo giá cả thị trường. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Cạnh tranh trên thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm các biện pháp làm ăn có hiệu quả. Cơ chế thị trường đảm bảo cho các nhà sản xuất kinh doanh tự do lựa chọn và quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

    Kinh tế thị trường phát triển có tác động đến sự phát triển không chỉ về mặt kinh tế của mỗi nước mà còn có tác động đến các mặt khác như xã hội, văn hoá và giáo dục. Hiện nay, ở nước ta hiện vẫn còn đang tranh luận có hay không thị trường giáo dục. Một số người cho rằng; không có thị trường trong lĩnh vực giáo dục vì đó là một loại dịch vụ công. Một số ý kiến khác thì khẳng định có thị trường trong một bộ phận nhất định của giáo dục. Thực tế cho thấy dưới hình thức không chính thức (các trung tâm luyện thi, học thêm) cũng như chính thức (thu học phí ở một số cấp, ngành học, trình độ đào tạo) người ta phải trả tiền cho một số dịch vụ giáo dục.

    Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý nền giáo dục quốc dân, đảm bảo điều kiện cho những hoạt động giáo dục phục vụ những mục tiêu trọng điểm của quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, an ninh quốc phòng và đảm bảo phúc lợi của nhân dân. Ngoài những phần đó,người học phải trang trải một phần kinh phí GD-ĐT, tức là chi phí cho sự gia tăng giá trị sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân và chi phí này sẽ được hoàn trả lại khi tham gia thị trường lao động sau này. Điều đó tạo cơ hội cho GD-ĐT khai thác thêm nhiều nguồn lực ngoài kinh phí nhà nước.

    Như vậy, trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, GD-ĐT không còn là công việc riêng của Nhà nước, mà mọi thành phần đều có thể tham gia, bởi vì, chính họ cũng là người sử dụng nhân lực được đào tạo và sự tham gia đó càng ngày càng làm cho đào tạo gắn với sử dụng. Thực tế cho thấy bên cạnh các trường công còn có các trường ngoài công lập như dân lập, tư thục. Hệ thống các trường ngoài công lập phát triển đã mở rộng thêm cơ hội học tập cho người dân và thu hút thêm nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài ngân sách nhà nước từ mọi thành phần, mọi tổ chức, mọi cá nhân trong xã hội.

    Trong cơ chế thị trường, sự điều tiết thị trường là sự điều tiết theo cung -cầu, khi GD-ĐT tham gia vào thị trường cũng bị tác động bởi quy luật đó. Sự tác động này là động lực nâng cao chất lượng của GD-ĐT đồng thời tạo điều kiện để các cơ sở GD-ĐT có khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng, hiệu quả cao và có thêm cơ hội phát triển. Vì các cơ sở GD-ĐT không chỉ tạo đào tạo theo những gì mà họ có sẵn mà phải điều chỉnh theo những gì mà xã hội cần, do đó mà đào tạo và sử dụng gắn bó với nhau và hiệu quả trong cũng như ngoài của giáo dục và đào tạo sẽ được nâng cao. Hơn thế nữa, kinh tế thị trường có điều kiện cung cấp các dịch vụ GD-ĐT có chất lượng cao. Một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục thuộc các thành phần khác nhau sẽ tạo ra cơ hội cho người học chọn lựa nơi học và dịch vụ có chất lượng cao nhất, do đó mà chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

    Kinh tế thị trường cũng đặt ra một số thách thức cho GD-ĐT. Kinh tế thị trường có thể gây nên một số tiêu cực trong GD-ĐT, ví dụ, một số cơ sở đào tạo quá nhấn mạnh hiệu quả kinh tế trước mắt của cơ sở mình mà coi nhẹ chất lượng GD-ĐT, một số cơ sở có xu hướng thương mại hoá GD-ĐT nhằm mục đích thu lợi nhuận, coi văn bằng chứng chỉ và sách giáo khoa là một thứ hàng hoá để mua bán hoặc làm giả.

    Kinh tế thị trường dễ dẫn đến xu hướng tăng tính thực dụng trong GD-ĐT, trong một số trường hợp, mục tiêu trước mắt làm lu mờ mục tiêu lâu dài, mục tiêu cá nhân lấn át mục tiêu xã hội, vì vậy mà chất lượng giảm sút.
    Tuy nhiên, ở nước ta quá trình chuyển đổi còn đang tiếp diễn, cơ chế thị trường chưa hoàn thiện. Những giá trị thu được qua đào tạo chưa được xã hội sử dụng và đánh giá thích đáng; điều đó hạn chế động lực người học cũng như người sử dụng nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường, khi hiệu quả kinh tế được đề cao, đồng tiền trở thành thước đo công khai, phổ biến, thì trong xã hội có sự đánh giá lại và định hướng lại giá trị. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến động cơ học tập, đến việc lựa chọn ngành nghề, đến các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Trong hoàn cảnh đó, Nhà nước thông qua hệ thống GD-ĐT có sứ mệnh định hướng giá trị đúng đắn cho sự phát triển nhân cách của người học. Nhà nước đảm bảo điều kiện cho các hoạt động GD-ĐT phục vụ những mục tiêu trọng điểm của quốc gia và đảm bảo cung cấp giáo dục cho mọi người ở trình độ tối thiểu như một phần phúc lợi của nhân dân.

    Tóm lại,
    nền kinh tế thị trường tạo ra những điều kiện hết sức quan trọng để phát triển sự nghiệp GD-ĐT, song bên cạnh đó nó cũng là thách thức cho nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh mới. Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường Nhà nước có điều kiện để thực hiện các mục tiêu GD-ĐT, nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, mà trước hết đó là sự mất cân đối giữa nhu cầu về GD-ĐT với khả năng thực hiện của Nhà nước. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường người dân có cơ hội tiếp xúc các dịch vụ GD-ĐT có chất lượng; song cũng chính nền kinh tế thị trường sẽ là nhân tố phá vỡ những giá trị truyền thống của nền giáo dục Việt Nam.

    1.2. Thực hiện chính sách giáo dục - đào tạo với việc đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động

    Thị trường lao động được hiểu là nơi diễn ra sự trao đổi theo nguyên tắc thoả thuận về các quan hệ lao động (việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác) giữa người lao động (phía cung lao động) và người sử dụng lao động (phía cầu lao động) dưới hình thức hợp đồng lao động. Lao động được mua bán và trao đổi trên thị trường lao động là những lao động có năng lực làm việc, kết quả của sự trao đổi này là người lao động có việc làm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...