Tiểu Luận Một số tác phẩm kinh điển phương đông tư tưởng nhân chính qua các tác phẩm luận ngữ và mạnh tử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ TÁC PHẨM KINH ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG TƯ TƯỞNG NHÂN CHÍNH QUA CÁC TÁC PHẨM LUẬN NGỮ VÀ MẠNH TỬ
    MỞ ĐẦU

    Ngày nay, việc nghiên cứu và đánh giá lại vai trò của Nho giáo đã được giới nghiên cứu ở các nước châu Âu cũng như châu Á đặc biệt lưu tâm.

    Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức đã có nhiều đóng góp cho việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tư tưởng Nhân chính là cốt lõi, là nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Nho giáo.

    Nhân chính là sự vận dụng phạm trù Nhân - phạm trù cốt lõi, trung tâm và cơ bản của Nho giáo vào việc “trị quốc, bình thiên hạ”, đồng thời cũng là để thực hiện mục đích cao nhất trong việc đào tạo con người mà Nho giáo đề cập. Vì vậy, khi tìm hiểu Nho giáo không thể bỏ qua tư tưởng Nhân chính - một tư tưởng đã góp phần cho việc xây dựng hệ thống hành chính và quản lý xã hội được Khổng Tử và Mạnh Tử đề cập trong tác phẩm Luận ngữ và Mạnh Tử.

    Nhân Chính là hệ quả của Nhân và Nhân Nghĩa trong học thuyết Khổng - Mạnh. Nó chứa đựng các yếu tố tiến bộ, nhân bản cũng như có mặt bảo thủ, lạc hậu của học thuyết nói chung.

    Khái niệm về Dân đã được Khổng - Mạnh nói tới trong khi trình bày học thuyết chính trị của mình. Trong những năm 60 của thế kỷ này, đã từng có cuộc tranh luận của các học giả Trung Quốc về khái niệm Dân.
    Trong các bài nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về học thuyết Khổng Mạnh cũng có những quan niệm khác nhau về Dân. Không có điều kiện để giới thiệu về các tranh luận trên, trong luận văn này chúng tôi tự hạn chế ở việc coi Dân là khái niệm dùng để chỉ những người không ở bộ máy cai trị, đối lập với người cầm quyền.
    Đọc sách Luận ngữ, ta thấy việc sử dụng hai danh từ Người và Dân của Khổng Tử có sự khác biệt tương đối chặt chẽ. Trong Luận ngữ có tới 48 lần dùng đến chữ Dân trong đó có 42 lần mang nội hàm là trăm họ, dân thường và 6 lần mang nội hàm là con người nói chung. Như vậy là có sự phân biệt giữa Dân với Người, đó cũng chính là sự phân biệt giữa người thống trị - là Người với người cai trị - là Dân.

    Còn trong sách Mạnh Tử có đến 199 lần nói về chữ Dân cũng với các nội hàm tương tự như ý của Khổng Tử. Dân được Khổng - Mạnh nói đến khá nhiều và được trình bày theo các tiêu chí phân biệt như sau: hoặc là theo tiêu chuẩn đạo đức (người quan tử với kẻ tiểu nhân), hoặc là theo cương vị chính trị (người cai trị với người bị trị); hoặc theo nghề nghiệp (người lao tâm với người lao lực); hoặc theo hoàn cảnh sống (quan, quả, cô, độc).

    Trong phạm vi nghiên cứu về Nhân Chính thì sự phân chia cơ bản dựa vào tiêu chí: Người cai trị và dân thường, cho nên có thể hiểu Dân là khái niệm để chỉ giai cấp nô lệ, còn Người là để chỉ giai cấp chủ nô cầm quyền, Dân là những người lao động chân tay, người bị sai kheién, người lao lực, nuôi người chứ không phải là người lao tâm, người có quyền lực chính trị, hành chính.
    Từ quan niệm về Dân như vậy, Khổng - Mạnh đã đưa ra những quan niệm khác nhau về vị trí và vai trò của Dân.

    Trong tư tưởng ấy có những mâu thuẫn rõ rệt giữa lòng yêu thương con người, yêu thương nhân dân với sự coi thường, khinh miệt họ, đặc biệt là đối với người lao động và phụ nữ; giữa những yếu tố hiện thực với những yếu tố ảo tưởng không thể thực hiện được trong thời Xuân - Thu - Chiến quốc cũng như trong xã hội có giai cấp nói chung.

    Trên thực tế, trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam các điều kiện tiến bộ đã tiếp thu và thực hiện Nhân Chính trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Nhân Chính đã hạn chế sự áp bức bóc lột của thế lực cầm quyền và giai cấp phong kiến, đồng thời đã giảm nhẹ sự đau khổ cho nhân dân; tạo nên tình hình xã hội tương đối ổn định, phồn vinh. Như vậy có thể thấy tư tưởng Nhân Chính là có giá trị lý luận và thực tiễn rất đáng trân trọng.


    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC[/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. QUAN NIỆM VỀ DÂN[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm về dân[/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Vị trí và vai trò của Dân[/TD]
    [TD]4[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. VỀ ĐẠO TRỊ NƯỚC[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. NHÂN VÀ NHÂN NGHĨA TRONG NHÂN CHÍNH[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...