Tiến Sĩ Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    Số mục Đề mục Trang

    8. MỞ ĐẦU
    Lí do chọn đề tài
    Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Phạm vi và đối tượng khảo sát
    Phạm vi các vấn đề được khảo sát
    Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Dụng học
    Một số vấn đề thuộc cơ sở lí thuyết của Phân tích diễn ngôn
    Đối tượng khảo sát
    Về việc chọn ngôn ngữ văn chương của Nam Cao
    Về việc chọn truyện ngắn Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn
    Một số nhận định của giới nghiên cứu văn học
    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp Phân tích hội thoại
    Phương pháp của Phân tích diễn ngôn
    Giả thuyết nghiên cứu
    Điểm mới của luận án
    Bố cục của luận án

    Chương 1
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC


    21
    1.1. Phương pháp nghiên cứu của PTDN 21
    1.1.1. Vài nét về quá trình hình thành PTDN 21
    1.1.2. Về các đề tài và vấn đề là đối tượng của PTDN 23
    1.1.3. Một số cách tiếp cận của PTDN 25
    1.1.4. Phương pháp nghiên cứu của PTDN phê bình 30
    1.2. Phương pháp nghiên cứu của Dụng học 35
    1.2.1. Về các đề tài và vấn đề là đối tượng của Dụng học 35
    1.2.2. Vấn đề “phương pháp luận” trong DH 35
    1.2.3. Các cách tiếp cận “phối cảnh” trong DH 37
    1.3. Mối quan hệ giữa Phương pháp nghiên cứu của PTDN và của DH 44
    Tiểu kết Chương 1 47

    Chương 2:
    TRUYỆN CHÍ PHÈO TỪ CÁCH TIẾP CẬN
    CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC


    2.1. Bố cục chung của truyện Chí Phèo: truyện bắt đầu từ đâu? 49
    2.2. Bảy ngày đêm cuối cùng trong cuộc đời của Chí Phèo 56
    2.3. Quan hệ thời gian tần số trong truyện ngắn Chí Phèo 60
    2.4. Nhân vật và tầm quan trọng của các nhân vật trong Chí Phèo 64
    2.4.1. Mạng lưới nhân vật và quan hệ giữa các nhân vật

    64
    2.4.2. Bậc của tầm quan trọng của các nhân vật và cách đánh dấu chúng để phân tích 64
    2.5. Mô hình cấu trúc chung trong cách tổ chức một số nhân vật trực tiếp liên quan đến lí/ bá Kiến 67
    2.5.1. Về nhóm nhân vật thuộc giai đoạn ông Kiến làm lí trưởng 67
    2.5.2. Về nhóm nhân vật thuộc giai đoạn ông Kiến làm bá hộ 69
    2.5.3. Đối chiếu tổng quát đặc trưng của từng đôi nhân vật 71
    2.6. Phân tích lập luận trong truyện Chí Phèo 75
    2.6.1. Lập luận trong các cuộc đối nhau của Chí Phèo bá Kiến 75
    2.6.2. Lập luận của bà đội Tảo 80
    2.7. Phân tích cách dùng ngôn ngữ của Nam Cao trong Chí Phèo 82
    2.7.1. Phân tích về việc có dùng/ không dùng quan hệ từ 82
    2.7.2. Phân tích về việc sắp xếp trật tự từ ngữ trong chuỗi liệt kê 84
    2.7.3. Phân tích về cách viết câu 85
    2.7.4. Nhận xét về những cách dùng ngôn ngữ trên đây 86
    2.8. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong truyện Chí Phèo 87
    2.8.1. Tệ “mua quan bán chức” 88
    2.8.2. Tệ “hối lộ” 88
    2.8.3. Tệ “vu oan giá hoạ” 88
    2.8.4. Tệ “đa thê” 89
    2.8.5. Tệ “ghen tuông”
    2.8.6. Tệ tảo hôn 89
    2.8.7. Tục “quyền huynh thế phụ” 90
    2.8.8. Một số dấu hiệu kí hiệu học liên quan cách nhìn của tác giả 90
    Tiểu kết Chương 2 93

    Chương 3:
    TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN TỪ CÁCH TIẾP CẬN
    CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀ DỤNG HỌC


    95
    3.1. Bố cục của Sống mòn và quan hệ thời gian trong truyện 95
    3.1.1. Về tuyến thời gian gắn với nhân vật Thứ trong quan hệ với tuyến thời gian thể hiện trong truyện kể 96
    3.1.2. Đối chiếu tuyến thời gian trong cuộc đời của Thứ với trình tự thời gian được thể hiện trong truyện kể 102
    3.1.3. Một số thời điểm cần xác định trong khoảng thời gian Thứ có vợ và dạy học tại trường của Đích 103
    3.2. Truyện kể trong Sống mòn bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? 105
    3.3. Các lớp nhân vật trong Sống mòn 106
    3.3.1. Sơ bộ về lớp xã hội 106
    3.3.2. Phân định các lớp xã hội trong Sống mòn 107
    3.3.3. Tổng kết năm lớp nhân vật trong Sống mòn 119
    3.4. Tính cách của Thứ – nhân vật chính 110
    3.4.1. Chí tiến thủ và lí tưởng của Thứ 111
    3.4.2. Lòng vị tha trong cách nhìn người của Thứ
    14
    3.4.3. Vài biểu hiện tiêu cực ở Thứ 115
    3.5. Một số lập luận trong Sống mòn 117
    3.5.1. Lập luận trong các cuộc bàn luận về việc học 117
    3.5.2. Lập luận trong các cuộc bàn luận về quan hệ nam nữ 120
    3.6. Phân tích cách dùng ngôn ngữ của Nam Cao
    trong Sống mòn 132
    3.7. Một số dấu hiệu kí hiệu học xã hội trong Sống mòn 141
    3.7.1. Tệ “mua quan bán chức” 141
    3.7.2. Tệ “đa thê” 141
    3.7.3. Tệ “ghen tuông” 142
    3.7.4. Tệ “mê tín dị đoan” 142
    3.7.5. Tục “vợ không giá thú” 143
    3.7.6. Cho con đi học là làm một việc buôn bán 143
    3.7.7. Một số dấu hiệu liên quan cách nhìn của tác giả 143
    Tiểu kết Chương 3 144


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Đề tài luận án này thuộ
    c loại ứng dụng các kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học vào việc phân tích ngữ liệu văn chương. Hướng nghiên cứu này đang được quan tâm trên thế giới, ở Việt Nam nó cũng đã được thực hiện trên một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ với những đề tài cụ thể khác nhau.
    Đối với luận án này, lí do chọn đề tài này là sự chuyển hướng trong ngôn ngữ học và trong nghiên cứu văn học trong những thập kỉ gần đây.
    1.1. Sự chuyển hướng trong nghiên cứu ngôn ngữ học
    Trong tiến trình lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học từ đầu thế kỉ XX đến nay có một sự thực là các kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học thường được chuyển dùng vào một số ngành khoa học xã hội khác, và trước hết và gần gũi hơn cả là chuyển dùng vào việc nghiên cứu văn học. Mấy mươi năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, ngôn ngữ học chuyển sang lĩnh vực mới là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Các kết quả nổi bật của giai đoạn mới này một bên là Dụng học (Pragmatics), và gần như đồng thời là Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) và tiếp theo là Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis). Các môn học mới này cùng một lúc tác động mạnh mẽ đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Đường hướng của Phê bình ngôn ngữ học là ứng dụng các kết quả của Dụng học và thái độ phê bình mác-xít vào việc phân tích tác phẩm văn chương, để tìm đến cách nhìn của tác giả tồn tại trong tác phẩm (diễn ngôn). Người ta cho rằng trong mọi diễn ngôn nghiêm chỉnh đều có thể truy đến cái ngọn nguồn ý thức hệ của nó (đối với ngôn ngữ văn chương thì đó là cái ngầm ẩn đằng sau những lời lẽ mang tính nghệ thuật, như là lớp “nguỵ trang” của ý thức hệ đó). Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ dừng lại ở các cách nhìn cụ thể của tác giả, không nâng lên thành ý thức hệ, vì qua một vài trường hợp cụ thể chưa thể khẳng định cả một khuynh hướng chung.
    Mục tiêu mà các kết quả mới của ngôn ngữ học hướng đến kể từ sau cấu trúc luận và kí hiệu học, tức là vài ba thập kỉ cuối thế kỉ XX đến nay, có thể thấy được một cách khái quát trong cách chuyển trọng tâm của cách nhìn đối tượng được nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu ‘ngôn ngữ là cái gì’ (‘what language is’) trong nửa đầu thế kỉ XX, tức là tìm hiểu chính bản thân hệ thống ngôn ngữ, điều mà thế kỉ XIX chưa làm được, chuyển sang giải thích ‘ngôn ngữ là để làm gì’ (‘why language is’), nhằm tìm biết ý định của người dùng ngôn ngữ và bằng cách dùng ngôn ngữ, để đạt được ý định đó.
    1.2. Sự chuyển hướng trong nghiên cứu văn học
    Trước hết, tại Việt Nam, có thể nêu một nhận xét khái quát rằng việc nghiên cứu các tác phẩm văn chương từ giác độ phê bình văn học, từ nửa đầu thế kỉ XX trở về trước nhìn chung, thường chỉ được quan tâm theo kiểu đóng kín, với cách nhìn tác phẩm văn học như là một sản phẩm tự trọn vẹn (total) trong bản thân nó. Thế nhưng có một tình hình ngược lại, các phương pháp nghiên cứu văn học nói chung trên bình diện thế giới, trong đó có phê bình văn học, đã từng chấp nhận các ảnh hưởng tích cực từ các kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, rõ nhất là các kết quả của cấu trúc luận ngôn ngữ học và kí hiệu học trong giai đoạn từ những năm 60 thế kỉ trước cho đến nay (trong văn học). Và gần đây người ta đã nói đến sự nối kết giữa ngôn ngữ học và văn học thông qua Phê bình ngôn ngữ học (đặt trong quan hệ với tên gọi quen thuộc Phê bình văn học vốn có từ lâu) [10, tr. 1-10].
    Cách ngôn ngữ học tìm hiểu ngôn ngữ theo hướng chuyển sang giải thích ‘ngôn ngữ là để làm gì’ (như nói trên), với sự quan tâm đến “ý định” và “cách sử dụng ngôn ngữ như thế nào” để đạt được ý định đó của người dùng ngôn ngữ có một hệ quả quan trọng đối với việc nghiên cứu diễn ngôn, kể cả diễn ngôn nghệ thuật, nó gợi ra một sự chuyển biến theo hướng nghiên cứu không phải chủ yếu là tìm hiểu ‘đúng là diễn ngôn có ý nghĩa gì’ (‘just in what discourse means’), mà tìm hiểu xem ‘diễn ngôn có ý nghĩa đó bằng cách nào’ (hay ‘có ý nghĩa như thế nào’— ‘how discourse means’).
    Hướng nghiên cứu này khiến người phê bình phải chứng minh nhận xét của mình bằng những chứng cứ có mặt hoặc có thể suy diễn (discursive) được từ ngữ liệu cụ thể, cùng với sự quan tâm thích đáng đến ngữ cảnh tình huống (context of situation) về phương diện vật lí (không gian, thời gian, đồ vật .) và về xã hội-văn hoá (tính cộng đồng, tập tục, thể chế .).
    Để làm rõ hơn sự chuyển biến kể trên, nếu nhắc lại phê bình văn học trong giai đoạn trước để đối chiếu, có thể nhận ra rằng việc phê bình thời ấy chủ yếu căn cứ vào các “ý” được diễn đạt sẵn trong tác phẩm qua các từ, các câu, các đoạn v.v ., mà chưa đặt ra vấn đề các ý đó được tác giả của chúng diễn đạt như thế nào (bằng từ ngữ nào, kiểu câu như thế nào, v.v . để đạt được hiệu quả diễn đạt theo như ý của tác giả đó, trong khi chúng có thể được diễn đạt bằng những cách khác nhau). Phê bình trong văn học thời đó thường phải là người giàu kinh nghiệm đến mức có thể dùng “trực giác” đã có thể “cảm thụ” được các ý nằm sâu bên trong và bên dưới câu chữ của diễn ngôn. Phân tích diễn ngôn (PTDN) và dụng học (DH) không phủ định cách làm việc đó, mà chỉ bổ sung cách phân tích việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả bằng một số thao tác có thể là đủ tin cậy, để tìm đến cách nhìn con người, nhìn thế giới, tìm đến quan điểm của tác giả. Tóm lại, PTDN và DH thiên về cách tìm chứng cứ ngôn từ trong cách dùng ngôn ngữ của tác giả để nhận ra thái độ của tác giả, qua đó tìm đến những bài học sử dụng ngôn ngữ cụ thể từ tác giả.
    Cái mới của luận án là ở các thủ pháp phân tích và các kết quả phân tích. Ý nghĩa của thủ pháp phân tích là tính khả thi của việc sử dụng hướng nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu ngôn ngữ văn chương. Ý nghĩa của các kết quả phân tích, ngoài những điểm mới, rõ nhất là bằng phương pháp nghiên cứu mới này có thể góp phần khẳng định các nhận định đã có một cách có cơ sở; và như vậy cũng là góp thêm vào phương pháp phân tích tác phẩm văn chương một luồng gió mới từ phía ngôn ngữ học.
     
Đang tải...