Chuyên Đề Một số suy nghĩ về xây dựng hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở Việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở nước ta an sinh xã hội là một khái niệm mới mẻ về học thuật. Trên thực tế, công tác này đã ra đời rất sớm, từng thời kỳ nhà nước đã từng bước thực hiện các vấn đề về BHXH, nhà ở, trợ cấp, ưu đãi, cứu tế, bảo trợ . là những chính sách thực hiện an sinh xã hội.
    Xung quanh nhiều vấn đề tranh luận, song nhiều người đã khẳng định vai trò của an sinh xã hội. Nếu xây dựng được hệ thống an sinh xã hội tốt thì sẽ giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đây là nền tảng để xây dựng một xã hội bác ái, công bằng, vì an sinh xã hội không chỉ giải quyết các vấn đề xã hội mà nó còn góp phần thiết yếu trong việc phát triển xã hội, thể hiện sự chuyển giao xã hội làm cho xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Bởi vậy, trong xã hội hiện đại, an sinh xã hội ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành một hệ thống thiết yếu trong bộ máy của quốc gia hiện đại. Nó có chức năng tổng hợp và tập trung các nguồn lực vào việc phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho quần chúng nhân dân. Tóm lại, an sinh xã hội hiểu theo nghĩa rộng là bao quát các hoạt động dịch vụ phục vụ trực tiếp cho con người như y tế, giáo dục, việc làm, môi trường, thể dục thể thao, giải trí ., có nhiệm vụ phối hợp với các ngành nghề chuyên môn khác để phục vụ cho con người, vì con người ngày càng nhiều hơn.
    Trong quá trình đổi mới, hệ thống an sinh xã hội nước ta đã từng bước có sự phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới an sinh xã hội ở Việt Nam còn chưa đầy đủ, hệ thống pháp luật còn thiếu, chắp vá và chưa đồng bộ. Nhận xét về hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay, GS. Trịnh Duy Luân đã ví "với hình ảnh một người cố gắng giữ ngôi nhà tranh của mình khi cơn bão tấn công bằng cách dùng tạm những vật liệu sẵn có, loay hoay chống đỡ từng góc nhà tùy theo hướng tấn công của bão"[SUP]1.[/SUP] Có thể phác họa một bức tranh tổng thể về hệ thống an sinh như sau:
    - Dân số nước ta với hơn 85 triệu người, trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động, có khoảng gần 10 triệu lao động làm công ăn lương nhưng trên thực tế mới có khoảng 6,2 triệu lao động (chiếm khoảng 14% lực lượng lao động) tham gia BHXH, khoảng 1,6 triệu người hưu trí được hưởng trợ cấp BHXH dài hạn.
    - Do tốc độ dân số tăng cao ở thời kỳ trước nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Dư thừa lao động ở khu vực nông thôn vẫn là vấn đề lớn, "gần 20% thời gian lao động chưa được sử dụng (chỉ đạt khoảng 175 ngày công/năm cho một lao động). Với 19,55% lao động nông thôn không biết chữ hoặc chưa tốt nghiệp cấp I, khoảng 90% lao động chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ hoặc mới chỉ được đào tạo một cách chắp vá trong thời gian ngắn"[SUP]2[/SUP], đây là nguyên nhân cơ bản và trực tiếp của đói nghèo. Vòng luẩn quẩn này chỉ được giải quyết khi khắc phục được tình trạng thừa lao động nhưng thực tế người nông dân lại chưa được hưởng bất cứ một loại BHXH nào. Họ rất ít có cơ hội tìm được công việc mới.
    - Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày29/06/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Đây là một đạo luật quan trọng vì có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội với đông đảo tầng lớp người lao động. Luật BHXH mới mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tham gia thông qua các chế độ bảo hiểm. Tuy nhiên, Luật mới khống chế mức trần đóng BHXH. Theo đó, người lao động dù có lương cao đến mấy cũng chỉ được phép đóng không quá 20 tháng lương tối thiểu. Chưa hết, trợ cấp ốm đau, thai sản của các "lao động giá cao" này cũng có khả năng bị suy giảm do các khoản chi trả được tính toán theo mức trần đóng BHXH. Việc quy định mức trần đóng BHXH khiến nhóm lao động này bị thiệt thòi về lâu dài có thể làm giảm hiệu quả làm việc của họ. Hơn nữa, hệ thống bảo hiểm tự nguyện thu hút lao động không chính thức cho nông dân, người có thu nhập cao còn rất mới mẻ.
    - Hội nhập nền kinh tế thế giới là con đường ngắn nhất để Việt Nam phát triển nhưng cơ hội làm ăn mới luôn đi kèm với những thách thức rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất là thất nghiệp và phá sản, sẽ có hàng loạt người lao động trong các doanh nghiệp bị mất việc làm và nhiều người nông dân bị mất dần đất canh tác. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có chương trình giáo dục cho người lao động khi bị dôi dư, việc đào tạo kỹ năng nghề đang thiếu chiến lược lâu dài. Thực tế, đào tạo kỹ năng mới chỉ áp dụng trong một số trường hợp sau khi mất việc hoặc khi giảm công nhân trong doanh nghiệp nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...