Tiểu Luận Một số suy nghĩ về việc xây dựng gia đình hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HIỆN NAY


    MỞ ĐẦU1. Lý do chọ đề tài
    “Gia đình là môi trường đầu tiên trong quá trình xã hội hoá của mỗi con người. Chính thông qua gia đình, các thành viên lĩnh hội được các giá trị cơ bản của cuộc sống, chuẩn bị những hành trang để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Qua gia đình , mỗi người học hỏi được các chuẩn mực, giá trị xã hội đã thống nhất .Trong gia đình, cha mẹ giữ một vai trò không ai có thể thay thế đựơc trong việc giáo dục con cái. Cuộc sống của cha mẹ chính là trường học đầu tiên của con trẻ về các giá trị của cuộc sống gia đình.
    Thông qua Xây dựng trong gia đình, mỗi con người từ khi còn nhỏ đã biết điều chỉnh mình trong các mối quan hệ. Có thể nói , những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích , những suy nghĩ về cuộc sống đề được hình thành ngay trong cuộc sống gia đình.
    Song thực tế hiện nay cho thấy, vấn đề gia đình nói chung và Xây dựng gia đình nói riêng đang bị tác động của cơ chế thị trường với cả mặt tích cực và cả những yếu tố còn hạn chế . Thực tế đó đã làm cho vấn đề gia đình cũng nh­­­­­ư Xây dựng gia đình trở thành vấn đề cấp bách và dã thu hút sự quan tâm chú ý của các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể và các cá nhân .
    Là sinh viên, bản thân tôi ý thức sâu sắc về vai trò của gia đình cũng nh­­­­ư chức năng Xây dựng của gia đình, nhất là trong bối cảnh hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, nhằm xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội.
    Xuất phát từ lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “Một sô suy nghĩ về việc xây dựng gia đình mới hiện nay­" làm báo cáo khoa học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    Do xu thế phát triển của thời đại , do thực tiễn cuộc sống, vấn đề gia đình và Xây dựng gia đình đã và ngày càng được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế quan tâm, đặc biệt là UNFA, UNETCO . Ở Việt Nam, Xây dựng đời sống gia đình đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như: Xã hôi học, Tâm lí học, Chủ nghĩa xã hội khoa học . Đã có nhiều hội thảo khoa học quy mô toàn cầu và khu vực được tổ chức và đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình nói nói chung cũng như­­­­ chức năng Xây dựng gia đình nói riêng . Đặc biệt Xây dựng đời sống gia đình đã được đ­­­a vào giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường đại học- cao đẳng và chuyển tải trên các phư­­­­ơng tiện thông tin đại chúng .nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của mọi người trong vấn đề Xây dựng gia đình.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
    - Làm nổi bật vai trò của gia đình qua ch­ức năng Xây dựng, ảnh hưởng của Xây dựng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.
    - Làm nổi bật vai trò của cha mẹ trong việc Xây dựng con cái.
    - Phân tích sự biến đổi chức năng Xây dựng gia đình trong sự biến đổi kinh tế, văn hoá- xã hội của thời kỳ đổi mới .
    - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của chức năng Xây dựng trong gia đình.
    4. Cơ sở lý luận và ph­ơng pháp nghiên cứu.
    a. Cơ sở lý luận.
    - Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
    Gia đình và Xây dựng trong gia đình
    b. Ph­­­ương pháp nghiên cứu.
    - Phư­­­ơng pháp phân tích tài liệu.
    - Ph­­ương pháp so sánh đối chiếu.
    - Phư­­­ơng pháp điều tra.
    NỘI DUNG
    Ch­ơng 1: GIA ĐÌNH, XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
    1.1 Gia đình
    Cho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về gia đình .Mỗi nghành khoa học khác nhau lại có cách định nghĩa khác nhau về gia đình.
    D­­­ới góc độ Triết học, quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: Gia đình chỉ là mối quan hệ giữa vợ chồng, con cái .( viết trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ hữu và của nhà nước.)
    D­­­ới góc độ Xã hội học, một nhà nghiên cứungười Nga là: T.A.Phana- xeva lại cho rằng: ‘ Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội liên kết với nhau bởi một ngân sách chung, bằng một chỗ ở và bằng mối quan hệ huyết thống”.
    “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội mà các thành viên bố mẹ , con cái của một vài thế hệ. Các thành viên này có mối quan hệ ràng buộc về mặt vật chất và tinh thần theo những nguyên tắc, mục đích sống nh­­­ nhau về các vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt như: văn hoá, kinh tế, tình cảm, lao động vui chơi, học tập, sinhư con và dạy con.’’
    Với tư cách là một tổ chức quốc tế phụ trách các vấn đề chung của thế giới, gia đình được tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc coi là một giá trị vô cùng quí báu của nhân loại . Theo UNESCO thì : gia đình là một nhóm xã hội gồm hai hay nhiềungười , gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhận con nuôi nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội và thoả mãn nhu cầu xã hội và tái sản xuất theo cả nghĩa thể xác và tinh thần. Gia đình là nơi đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ em và có ảnh hưởng lâu dài suốt cuộc đời cá nhân.
    Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều cách định nghĩa về gia đình :
    PTS Ngô Công Hoàn viết trong Tâm lí học gia đình nh­­ sau:” Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên có mối quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời diểm nhất định .’’(1993). ‘ Gia đình là một đơn vị , một nhóm nhỏ nhất của xã hội với số l­­ợng thành viên ít nhất là hai người: vợ và chồng, sau đó sinh sôi , này nở thêm con cái trong đó mối quan hệ vợ chồng là gi­­ờng cột’'.
    Giáo sư­­ Trần Trọng Thuỷ lại có thêm một quan điểm nữa về gia đình nh­­ sau:” Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, liên kết với nhau bởi những mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nhận con nuôi, tạo thành một hệ thống riêng biệt , tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua vai trò xã hội của từngngười: là chồng, là vợ, là cha, là mẹ, là con trai, là con gái, anh em, tạo thành một nền văn hoá chung’’. Như vậy, theo Giáo sư­­ Trần Trọng Thuỷ, gia đình còn là một cộng đồng văn hoá thu nhỏ trong nền văn hoá của dân tộc- đó là cái làm nên gia phong, gia lễ của gia đình.
    Các khái niệm trên đều tìm cách đ­­a ra một tư cách hiểu chung nhất về gia đình, dù có khác nhau về hình thức ngôn từ , ta thấy gữa chúng vẫn có những điểm chung, đó là:
    - Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của loàingười,một đơn vị xã hội cơ bản , là một tế bào của xã hội. Nói cách khác, gia đình chính là một xã hội vi mô trong cái xã hội vĩ mô- cộng đồng, dân tộc. Gia đình chính là cái gốc để tạo nên xã hội; cái nôI để hình thành và hoàn thiện con người.
    - Gia đình nh­ nó vốn có được liên kết trong mối quan hệ huyết thống giữa các thế hệ, các thành viên; với những nét t­ương đồng về tình cảm
    - Gia đình là tế bào của cơ thể xã hội. Gia đình hạnh phúc sẽ là nguồn dinh d­ỡng cho sự ổn định của cộng đồng, cho sự phát triển của xã hội,
    Tóm lại, gia đình là một nhóm nhỏ, được liên kết bởi mối quan hệ vợ – chồng ( hôn nhân) theo quy luật xã hội trước tiên, sau đó mới là quan hệ theo tính dục tự nhiên.
     
Đang tải...