Đồ Án Một số suy nghĩ về tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trần Tiến Khai (2007). Một số suy nghĩ về tăng cường sản xuất nông nghiệp bền vững khi Việt
    Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Báo cáo tham luận. Hội thảo Khoa học. trang
    40-45. Kỷ yếu Diễn đàn Khuyến nông @ Công nghệ, lần thứ 4-2007. Chuyên đề Phát triển nông
    nghiệp bền vững trong hội nhập WTO. Vĩnh Long ngày 29/04/2007.


    Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World
    Trade Organization). Trong quá trình hội nhập sắp tới, ngoài những thuận lợi trong thương
    mại với hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam, như là một nước đang phát triển và chưa
    có một nền kinh tế thị trường thật sự, sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Nông nghiệp là một lĩnh
    vực hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, dân số nông thôn chiếm đến
    60,7% dân số quốc gia, ngành nông lâm thủy sản giải quyết công ăn việc làm cho 56,8%
    người trong độ tuổi lao động và đóng góp đến 20,9% GDP quốc gia. Vì vậy, bất kỳ tác động
    nào của việc gia nhập WTO đến vấn đề nông nghiệp và nông thôn đều gây ra những ảnh
    hưởng lớn lao và lâu dài đến toàn bộ nền kinh tế.
    Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển và có nền nông nghiệp giữ vai trò quan trọng
    trong kinh tế quốc gia chỉ ra rằng, những khó khăn này hết sức quan trọng (Nguyễn Trọng
    Hoài & Võ Tất Thắng, 2006).
    Mehico, khi tham gia vào WTO và áp dụng chính sách tự do hóa nhanh chóng đã phải đối mặt
    với vấn đề nông sản lương thực giá rẻ, đặc biệt là ngô, nhập khẩu ồ ạt từ Mỹ làm tổn hại
    nghiêm trọng đến sản xuất lương thực nội địa. Hàng triệu nông dân sản xuất lương thực trở
    nên nghèo khổ, thiếu an ninh lương thực.
    Tương tự, Ấn Độ đã gặp phải tình trạng sản xuất nông sản khó khăn hơn, khó cạnh tranh hơn,
    lợi nhuận sụt giảm và. Đồng thời, tăng trưởng năng suất và chất lượng nông sản trở thành
    thách thức quá lớn của ngành nông nghiệp Ấn Độ. Hậu quả là tỷ trọng hàng nông nghiệp
    trong xuất khẩu bị giảm trong giai đoạn 1995-2003 và nhiều nông dân rơi vào cảnh nợ nần,
    phá sản.
    Ở Trung Quốc, nông dân chịu nhiều thiệt thòi khi gia nhập WTO do thiếu khả năng cạnh
    tranh, thiếu thông tin thị trường và giao thông vận chuyển kém. Cơ cấu nông nghiệp có sự
    thay đổi lớn khi ngành chăn nuôi mở rộng, trồng trọt và thủy sản sụt giảm. Xuấtkhẩu rau quả
    tăng trong khi sản xuất ngô, lúa gạo và lúa mì có xu hướng giảm. Việc làm trong khu vực
    nông nghiệp giảm nhanh chóng, thu nhập nông thôn có xu hướng giảm.
    Ở Việt Nam, đã xác định một số mặt hàng nông sản có khả năng cạnh tranh khá trên thị
    trưường thế giới như gạo, cà phê, cao su, nhân hạt điều, hồ tiêu, chè, thủy sản và đồ gỗ.
    Ngược lại, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh thấp như thịt, trứng, rau quả, ngô. Một số
    mặt hàng không có khả năng cạnh tranh như sữa, đậu nành, lạc, mía đường, bông vải. Ngoài 2
    ra, còn tồn tại nhiều vấn đề cơ bản như cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn còn yếu kém, hệ
    thống kinh doanh nông sản chỉ đang bắt đầu phát triển, hệ thống thông tin thị trường chưa
    phát triển, đầu tư cho nông lâm thủy sản còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng và đóng
    góp của ngành đối với nền kinh tế quốc gia. Đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh,
    Việt Nam có thể gia tăng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, công ăn việc làm của nông dân ở
    các ngành kém cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn khi nông sản nước ngoài có giá rẻ hơn được
    nhập khẩu với số lượng lớn vào Việt Nam.
    Trong phạm vi bài này, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa nền sản xuất
    nông nghiệp để tăng tính ổn định và bền vững khi gia nhập WTO là chủ đề được đề cập đến.
    Nói một cách đơn giản, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam tập trung ở các khía cạnh
    chủ yếu là (1) Giá thành và hiệu quả sản xuất ; (2) Các vấn đề về áp dụng các biện pháp kiểm
    dịch động thực vật và (3) Các vấn đề về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, các biện
    pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam nên được nhìn từ việc giải
    quyết 3 vấn đề này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...