Chuyên Đề Một số suy nghĩ về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số suy nghĩ về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam


    [TABLE="width: 100%, align: center"]

    [TR]

    [TD="colspan: 2"] MỞ ĐẦU



    Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu



    Với những ưu thế như số dân đông hơn 80 triệu người, trong đó khoảng 60% dưới 30 tuổi, tình hình chính trị ổn định, sức mua ngày càng tăng, ngành công nghiệp bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thực tế từ năm 2000, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các nhà bán lẻ này với tiềm lực về vốn to lớn cộng với phương thức kinh doanh chuyên nghiệp đã dần chiếm lĩnh được thị trường và ngày càng mở rộng qui mô mạng lưới của mình. Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống bán lẻ đang dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế và kèm theo đó là các cải cách của Chính Phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng, cởi mở hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, bên cạnh các tập đoàn phân phối nước ngoài hiện đã có mặt tại Việt Nam như Big C (tập đoàn Bourbon- Pháp), Metro (tập đoàn Metro Cash & Carry - Đức), Corra, . sẽ xuất hiện thêm những tập đoàn siêu thị lớn trên thế giới như Wal - Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), . Thêm nữa một lực lượng khá đông đảo người Việt Nam đang kinh doanh ở nước ngoài, nhất là tại Nga và các nước Đông Âu cũng được dự báo là sẽ tham gia vào thị trường bán lẻ, đồng thời trở thành một mắt xích quan trọng trong việc phân phối hàng Việt Nam, nhưng mang thương hiệu quốc tế. Như vậy, hệ thống phân phối không còn là đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước và cách duy nhất để các doang nghiệp không bị gạt ra rìa là phải tăng cường khả năng cạnh tranh và chủ động tham gia sân chơi này. Một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện đó là áp dụng phương thức nhượng quyền thương mại.

    Phương thức kinh doanh này đã được áp dụng trên thế giới từ những năm 50 của thế kỉ trước và đã mang lại nhiều thành công. Phương thức này cũng được đánh giá là phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.

    Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (cả các doanh nghiệp lớn) còn đang e ngại trong việc áp dụng phương thức kinh doanh này. Một trong các nguyên nhân là do đây là phương thức kinh doanh còn mới mẻ với các doanh nghiệp, từ trước tới nay chưa từng có mô hình nào được áp dụng nên các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về mô hình này, hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động này cũng chưa được hoàn thiện gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng. Chính vì thế em đã chọn và nghiên cứu đề tài "Một số suy nghĩ về nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam" với mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng phương thức kinh doanh này ở Việt Nam.


    [/TD]

    [/TR]

    [TR]

    [TD="colspan: 2"][/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...