Tài liệu Một số sai sót thường gặp trong tính toán thiết kế kết cấu công trình.

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số sai sót thường gặp trong tính toán thiết kế kết cấu công trình.


    ThS. Nguyễn Hồng Hải, ThS. Dương Đình Hân


    ThS. Nguyễn Tiến Chương


    Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng.


    Tóm tắt : Bài báo tổng kết những sai sót có tính lặp đi lặp lại thường thấy trong
    tính toán, thiết kế kết cấu công trình thông qua quá trình thẩm tra, kiểm định một số
    công trình trong những năm vừa qua, qua đó giúp các kỹ sư thiết kế kết cấu tránh
    được những sai lầm đáng tiếc có thể xẩy ra ngay t ừ khi lập bản vẽ thiết kế công
    trình.


    1- mở đầu.


    Thẩm tra thiết kế là bước quan trọng trong việc quản lý chất lượng công trình,
    nó giúp chủ đầu tư, người thiết kế khẳng định được sự an toàn của công trình, tính
    đúng đắn của hồ sơ thiết kế so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng .
    không những thế thẩm tra thiết kế còn phát hiện để tránh những sai sót đáng tiếc
    trong tính toán, thiết kế công trình. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của
    đất nước, các công trình, dự án cũng được phát triển cả về số lượng và quy mô. Là
    những người thẩm tra nhiều dự án như vậy, chúng tôi đã tổng kết những sai sót
    thường mắc phải, có tính điển hình trong các hồ sơ thiết kế kết cấu, đồng htời qua
    đó tìm ra những nguyên nhân gân nên những sai sót này. Trong báo cáo này sẽ đề
    cập đến một số sai sót cơ bản thường gặp trong thiết kế kết cấu công trình.


    2- Sai sót về kích thước.


    Trong bước thiết kế kỹ thuật việc tính toán thiết kế kết cấu thường được phân
    ra để thiết kế, như phần móng, phần thân và phần mái. Thông thường các phần này
    được cùng một nhóm kỹ sư kết cấu thiết kế. Tuy nhiên, đối với công trình có quy
    mô lớn công việc này được phân ra thành nhóm kỹ sư chuyên ngành hẹp, các nhóm
    này tiến hành thiết kế một cách độc lập, các phần việc chuyên ngành này ch được
    giáp nối khi các nhóm đã cơ bản hoàn thành xong phần việc của mình. Vấn đề bất
    cập ở chỗ khi các phần việc được ráp nối thông qua các bản vẽ không chính thức,
    hoặc cac bản vẽ nhỏ, khó đọc. Chính những điều này đã gây ra những nhầm lẫn
    đáng tiếc trong tính toán thiết kế kết cấu công trình. Một ví dụ điển hình minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...