Tiểu Luận Một số rong tảo và công dụng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    Rong biển ngày càng được sử dụng nhiều trên thế giới để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó việc sử dụng rong để làm thực phẩm chiếm một vai trò đáng kể. Gần đây nguồn rong biển trở thành nguồn thực phẩm quý giá và có nhu cầu ngày càng tăng, do có ý kiến cho rằng rong là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và phòng chống nhiều bệnh tật.
    Nước ta là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài có khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trông và phát triển nhiều loại rong quý có giá trị kinh tế cao. Kể từ khi du nhập vào nước ta từ năm 1993 cây rong sụn tỏ ra thích hợp với khí hậu Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền trung nước ta. Hiện nay việc nuôi trồng rong sụn đã và đang phát triển mạnh ở các tỉnh như Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên và ở nhiều địa phương khác. Sản lượng khai thác rong sụn của nước ta năm 2005 là khoảng trên 1500 tấn rong khô và vẫn còn tiếp tục tăng vào các năm tới. Hiện nay sản lượng rong thu được của chúng ta chủ yếu mới được dùng cho xuất khẩu dưới dạng khô, trong khi đó chúng ta lại đang phải nhập khẩu các sản phẩm của carrageenan để phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước.
    Cây rong sụn(Kapsycus alcaeric) là nguyên liệu chủ yếu dùng trong việc tách chiết carrageenan, một loại polimer sinh học có ứng dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, y dược và mới đây là trong việc sản xuất phụ gia thực phẩm thay thế hàn the.Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau.
    Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh (Viridaeplantae). Giới thực vật (Plantae) hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục a và b, và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng.
    Các lạp lục của thực vật xanh cũng được 2 màng bao quanh, gợi ý rằng chúng có nguồn gốc trực tiếp từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Điều này cũng đúng với tảo đỏ (xem Archaeplastida), và hai nhóm này nói chung được coi là có nguồn gốc chung. Ngược lại, phần lớn các nhóm tảo khác có các lạp lục với 3 hoặc 4 màng. Về tổng thể chúng là không có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật xanh, có lẽ có được các lạp lục tách rời khỏi các nhóm tảo lục hay tảo đỏ cộng sinh.
    Tảo là một nghành riêng biệt trong nhóm vi sinh vật nhân thực. chúng là những vi sinh vật có khả năng quang hợp nhờ lục lạp. chúng có thể đơn bao hoặc đa bào. Tảo đa bào có thể ở dạng phiến nư lá hoặc phân nhánh và có thể bám vào một nền rắn bằng chân bám. Cơ thể của tảo không có các bộ phận đã phân hóa (như rễ, thân, lá và hạt như cây xanh ). Các tế bào của tảo là những tế bào hoàn toàn chưa phân hóa thành tế bào riêng biệt, do đó tù bất cứ tế bào nào của tảo cũng có thể tái tạo thành những cấu trúc tảo hoàn chỉnh qua quá trình nuôi cấy nhân tạo.
    Tảo cũng có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống nhờ vào các thành phần có trong tảo như : protein, chất xơ, các acid như làm thuốc, thức ăn, mĩ phẩm, và nhiều ứng dụng khác sau đây nhóm chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một số phần.






































    B. PHẦN NỘI DUNG








    I. Khái niệm tảo:
    - Tảo, theo một cách hiểu nào đó,được gọi là tharrophytes, tản thực vật là những thực vật thiếu rễ, thiếu lá và thân , chúng có chlorophyll đóng vai trò như sắc tố quang hợp sơ cấp và chúng thiếu lớp tế bào bấp thụ đóng vai trò như lớp tế bào trợ dưỡng có nhiệm vụ bao quanh lớp tế bào sinh dục.
    - Tuy nhiên định nghĩa này tỏ ra không hộp lí do là có nhiều dạng thức sinh vật tuy mang những đặc tính như định nghĩa nhưng có thể coi nó không phải là tảo, ví dụ như : cyanobacteria mà ta goi là vi khuẩn lam hay tảo lam thì về mặt tiến hóa lại gần vi khuẩn prokariote hơn là tảo.
    - Do đó cho đến nay một định nghĩa rõ ràng về tảo vẫn còn trong vòng tranh cải. Khi mà nhiều phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều cho phép nhà nghiên cứu có co hội đi sâu hơn về các đặc tính sinh lí, sinh hóa, di truyền, cùa tảo để nghiên cứu chúng, từ đó cho biết rằng còn rất rất nhiều thú vị về tảo mà chúng ta chưa hiểu hết.
    II. Phân loai công dụng:
    1. phân loại:
    Trước đây và cho đến bây giờ việc phân chia các nghành và lớp tảo vẫn dựa vào màu sắc mà chúng mang
    - Cianophyta mang màu lam nên gọi là nghành lam tảo.
    - Rhodophyta có màu đỏ nên gọi là nghành hồng tảo.
    - Chlorophyta có màu xanh lá cây nên gọi là nghành lục tảo.
    - Chrysophyceae có màu vàng nên gọi là lớp kim tảo.
    - Phaecophyceae có màu nâu nên gọi là lớp tảo nâu.
    Tuy nhiên, gần đây bằng sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật sinh học hiện đại, người ta xét quan hệ các loài tảo dựa trên các đặc tính màng bao quanh chloroplast của chúng, do đó mà tảo có 4 nhóm chính :
    - Nhóm thứ nhất : không có chloroplast ;
    - Nhóm thứ hai : chỉ có vỏ bao chloroplast (
    chloroplast envelope )và không có màng nội chất nhám chloroplast (tức chỉ có hai lớp màng );
    - Nhóm thứ ba : có vỏ bao chloroplast và có thêm một màng nội chất nhám bao quanh chloroplast ( ba lớp màng ) ;
    - Nhóm thứ tư : có vỏ bao chloroplast và có thêm hai màng nội chất nhám bao quanh chloroplast ( bốn lớp màng );
    2. Công dụng :
    a. Đối với sức khỏe :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...