Chuyên Đề Một số quy định về hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ đối với thuế giá trị gia tăng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của hoá đơn đối với thuế GTGT
    - Việc mua bán hàng hoá, dịch vụ phải có hoá đơn.
    - Việc lập hoá đơn là trách nhiệm của người bán hàng hoá, dịch vụ. Hoá đơn là căn cứ kê khai tính thuế GTGT đầu ra và hạch toán doanh số.
    - Người mua có trách nhiệm lưu giữ hoá đơn, đây là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.
    - Ngoài ra hoá đơn còn dùng để thanh quyết toán tài chính cho cơ quan, còn là bằng chứng về mua bán hàng hoá dịch vụ.
    - Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hoá đơn GTGT là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế.
    2. Một số loại hoá đơn áp dụng
    Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cơ quan thuế thực hiện phát hành hoá đơn, cung ứng cho doanh nghiệp sử dụng; chỉ có một số doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in theo quy định. Nhưng tiến tới doanh nghiệp phải tự phát hành hoá đơn, cơ quan thuế có vai trò quản lý việc phát hành và sử dụng hoá đơn của đơn vị.
    - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB (trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT).
    - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng thông thường.
    4.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ
    - Khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ phải lập, giao hoá đơn cho khách hàng.
    Các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ sau đây không bắt buộc phải lập hoá đơn:
    + Trường hợp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị dưới 100.000 đồng mỗi lần thu tiền nếu người mua không yêu cầu lập và giao hoá đơn. Nếu người mua hàng yêu cầu giao hoá đơn thì người bán hàng vẫn phải lập và giao hoá đơn theo đúng quy định. Hàng hoá bán lẻ cho người tiêu dùng có giá trị dưới mức quy định tuy không phải lập hoá đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo quy định để làm căn cứ tính thuế.
    + Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai nộp thuế, các đơn vị thụ hưởng tiền từ Ngân sách Nhà nước, các đơn vị thực hiện dự án và các khoản chi khác, cần phải hạch toán kế toán thì khi mua hàng hoá có giá trị dưới mức quy định không bắt buộc phải lập hoá đơn vẫn phải yêu cầu người bán lập và giao hoá đơn theo đúng quy định để làm cơ sở kê khai tính thuế, thanh toán tiền theo quy định.
    - Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ, đúng theo các chỉ tiêu in sẵn trên hoá đơn, những chỉ tiêu không sử dụng phải gạch bỏ và thống nhất nội dung giữa các liên.
    - Hoá đơn phải ghi đúng số lượng, chủng loại, giá bán hàng hoá, dịch vụ.
    - Phải bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật.
    - Khi có thay đổi mẫu hoá đơn phải thông báo công khai về số lượng, chủng loại hoá đơn hết giá trị sử dụng; thanh, quyết toán, nộp lại hoá đơn không sử dụng cho cơ quan thuế.
    4.4. Việc sử dụng hoá đơn đối với một số trường hợp đặc thù
    - Đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá (không bao gồm hàng hoá là vật tư nguyên liệu luân chuyển trong quá trình sản xuất hàng hoá), dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh không thu tiền. Cơ sở kinh doanh sử dụng hoá đơn để làm chứng từ hạch toán.
    - Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo, trả thưởng, trả thay tiền lương cho người lao động hoặc tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá cho khách hàng.
    - Hàng hoá, dịch vụ có giảm giá ghi trên hoá đơn thì trên hoá đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (theo giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
    Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hoá đơn và số tiền được giảm giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...