Tiểu Luận Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa thành niên p

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa thành niên phạm tội
    Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa thành niên phạm tội
    ThS Trương Hồng Sơn
    Bộ môn Pháp luật, Học viện CSND

    Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề người chưa thành niên phạm tội theo những mức độ, cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán, pháp luật của mỗi nước.
    Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp người chưa thành niên tuân thủ theo đúng luật quốc tế về quyền con người. Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càng cao, các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia. Đã có nhiều văn bản quốc tế về quyền con người của trẻ em, của người chưa thành niên ra đời trong hơn nửa thế kỷ qua. Đồng thời, việc tăng cường bảo vệ các quyền của trẻ em cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của các cơ quan và chương trình của LHQ (Liên Hợp Quốc). Trong các văn bản quốc tế và các chương trình của LHQ về vấn đề trẻ em sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Trong một số văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là người chưa thành niên hoặc thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là người chưa thành niên:
    - Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh), được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 29-11-1985 nêu rõ: "Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn" (Quy tắc số 2.2 mục a).
    - Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do thông qua ngày 14-12-1990 nêu cụ thể: "Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên" (Quy tắc 2.1 mục a).
    Như vậy, có thể thấy rằng, khi đưa ra khái niệm về trẻ em hay người chưa thành niên, trong pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần . mà trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc xác định độ tuổi . Kể cả khái niệm trẻ em và khái niệm người chưa thành niên đều giới hạn là dưới 18 tuổi, đồng thời đưa ra khả năng mở cho các quốc gia tuỳ điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, truyền thống của mình có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn. Nội dung các quy tắc trên có tính đến sự đa dạng và cơ cấu pháp luật của các quốc gia, phản ánh mục đích và tinh thần của tư pháp người chưa thành niên, đề ra những nguyên tắc mong muốn và thông lệ đối với việc quản lý những người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Quy tắc Bắc Kinh chỉ ra những mục đích của việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên và đảm bảo rằng bất cứ sự xử lý nào đối với người chưa thành niên phạm tội phải luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh của người chưa thành niên và mức độ của tội phạm. Trong quy tắc này, bao gồm những quy
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...