Luận Văn Một số quan điểm cơ bản cần nắm vững trong đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý,n

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Một số quan điểm cơ bản cần nắm vững trong đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ


    Trong hơn 20 năm qua, mặc dù đã có những thay đổi mới nhất định trong nhận thức, quan điểm về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, nhưng có thể nói, hiện vẫn đang còn nhiều vấn đề chưa rõ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ chưa được thể chế hoá, pháp luật hoá một cách đầy đủ; sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng như việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn hạn chế. Hơn nữa, bối cảnh mới, tình hình mới, các nhân tố mới đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn hơn và rõ hơn nữa về mặt lý luận mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ nhằm tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị nước ta.
    Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, cần nắm vững một số quan điểm cơ bản sau đây" class="mceSmilieSprite mceSmilie3" alt=":(" title="Frown :(">*)
    1. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của Nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện đường lối phát triển đất nước do Đảng đề ra
    Đảng ta đảm nhận sứ mệnh lịch sử là Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cách mạng và dân tộc Việt Nam. Lịch sử 80 năm qua của cách mạng nước ta đã khẳng định rõ rằng, Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, mọi chủ trương và giải pháp đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ không được xâm phạm và làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phải nhằm đạt được mục tiêu nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, tăng hiệu quả lãnh đạo, bảo đảm ổn định chính trị để phát triển kinh tế, mang lại lợi ích nhiều hơn cho dân, từ đó dân tin yêu và gắn bó với Đảng hơn.
    Bài học kinh nghiệm không bao giờ được lãng quên rút ra từ thất bại đau xót của cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu là, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong việc đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
    Tuy nhiên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng không có nghĩa là hạ thấp vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, không có nghĩa là Đảng làm thay công việc của Nhà nước. Nhất là trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, dễ dẫn đến tình trạng bao biện, làm thay, biến bộ máy nhà nước thành công cụ thừa hành một cách thụ động, hình thức. Do vậy, cần phải đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng để vừa bảo đảm củng cố vị trí, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, vừa phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, bảo đảm sự tôn trọng của Đảng đối với tính độc lập nhất định về chức năng, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trên cơ sở xử lý hài hoà các quan hệ lãnh đạo và quan hệ đối thoại dân chủ của Đảng đối với Nhà nước trong tư cách Đảng là hạt nhân lãnh đạo chính trị; đồng thời, là thành viên của hệ thống chính trị.
    2. Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và phương thức vận hành của từng tổ chức trong hệ thống chính trị
    Đảng cầm quyền là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không trực tiếp điều hành, quản lý xã hội. Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, tức là quyền quyết định con đường phát triển xã hội, chế độ chính trị của đất nước, mục tiêu chiến lược và các quan điểm, nguyên tắc xây dựng đất nước. Nhà nước là cơ quan công quyền thực hiện sự thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật.
    Phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của Nhà nước để tăng cường vai trò, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, khắc phục phong cách hoạt động của Đảng theo kiểu quan liêu, nặng về mệnh lệnh, hành chính, xem nhẹ sự thuyết phục, giáo dục, nêu gương, kiểm tra. Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bằng việc đưa ra Cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, chủ trương và chính sách lớn về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để Nhà nước thể chế hoá và tổ chức thực hiện. Đồng thời, cũng trên cơ sở đó, kiện toàn, củng cố các tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, hạn chế tính thụ động, ỷ lại vào cơ quan lãnh đạo của Đảng.
    Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng Đảng không can thiệp vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, không bao biện và làm thay những nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Đảng lãnh đạo đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; xây dựng và phát huy vai trò của các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); lãnh đạo cải cách nền hành chính nhà nước trên các lĩnh vực thể chế, bộ máy, cán bộ công chức và hành chính công.

    [B]
    [/B]
     
Đang tải...