Tiểu Luận một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm giáo dục thể chất và phát huy tính tích cực của h

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - ĐẶT VẤN ĐỀ
    - Cái quí nhất của mỗi con người là “sức khoẻ và trí tuệ”. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, thể dục thể thao (TDTT) giúp học sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được toàn diện hơn về; Thể dục - Trí dục - Mĩ dục - Đức dục để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho xã hội.
    - Ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày 27/03/1946) Người viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” chính vì thế: Việc luyện tập thể dục thể thao, giáo dục thể chất là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”.
    - Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sự phát triển sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể và bồi dưỡng đạo đức tác phong, nhân cách con người mới.
    - Ở học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng, tính năng động, vui tươi, hồn nhiên, là điều không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. So với cấp tiểu học, học sinh THCS học tập chiếm vị trí nhiều hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: nhiều môn học mới; phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà nhiều giáo viên, học sinh phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể và các em có một địa vị mới ở gia đình và trường học.
    - Đối với các em ở lúa tuổi này bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ có ý thức đối với hoạt động của mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực hơn trong hoạt động, học tập nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạo trong hoạt động
    - Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quả không tốt (học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo, sống “vô chính phủ” và dễ dàng mắc phải những tệ nạn xã hội).
    - Vì vậy, trong giáo dục nói chung và trong tập luyện thể dục thể thao nói riêng, chúng ta làm thế nào để không gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, để tạo được sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh, nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập.
    - Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
    “Sử dụng một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm giáo dục thể chất và phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học cơ sở” .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...