Chuyên Đề Một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDT Nội Trú

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Ngày nay, nền kinh tế - xã hội của toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ. Việt Nam chúng ta cũng đang hoà nhịp với tốc độ phát triển ấy. Chính vì vậy, để phát triển nhân tố con người thì điều quan trọng nhất là đào tạo con người có trình độ, có trí tuệ, có phẩm chất và năng lực ngang tầm với thời đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập, hoà nhập với điều kiện phát triển chung của toàn cầu, tạo ra năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
    Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục là tham gia phát triển con người có đủ tiêu chuẩn trên.
    Ngày 15/05/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 với mong muốn động viên khuyến khích các thầy , cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, các cấp và toàn thể học sinh cùng với lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tu dưỡng đạo đức theo tinh thần cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
    Do đó nhà trường với vai trò là cầu nối. giáo dục, đào tạo và tạo điều kiện môi trường tốt để các em học tập, rèn luyện, lĩnh hội và hình thành trách nhiệm của công dân trong đới sống cộng đồng với những qui ước, qui định chung cho mọi thành viên. So với gia đình và xã hội, nhà trường có một vị trí, vai trò quan trọng hơn cả vì nhà trường là nơi tổ chức và tiến hành các hoạt động giáo dục và dạy học theo một mục đích xác định, với nội dung được chọn lọc, có hệ thống, với những phương pháp khoa học, nhằm phát triển con người toàn diện.
    Đặc điểm của trường nội trú là học sinh được học tập và sinh hoạt tại trường nên cần phải có những phương pháp quản lý phù hợp. Để đạt được mục tiêu giáo dục cần có sự góp sức của toàn thể nhà trường.
    Là một giáo viên được công tác tại trường nội trú 5 năm và 5 năm làm công tác chủ nhiệm, ngoài việc không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải quản lý học sinh của mình, vì vậy tôi đã nghiên cứu về phương pháp quản lý học sinh ở Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT). Trong khuôn khổ đề tài này tôi xin trình bày về : “ Một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDT Nội Trú ”
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình tham gia vào công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp tại trường PTDTNT Tây Nguyên, Tôi nhận thấy rằng việc quản lý học sinh trong trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bởi chúng ta không chỉ đơn giản là đào tạo một học sinh mà là đào tạo một công dân có ích cho đất nước.
    Từ thực tế cho thấy phương pháp quản lý học sinh của mỗi giáo viên luôn có sự khác nhau. Có người chưa thực sự quan tâm đến công tác này, có người rất nhiệt tình năng nổ nhưng kết quả mang lại chưa cao, dẫn tới bực bội, chán nản, bế tắc trong công tác chủ nhiệm của mình .
    Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, bản chất của vấn đề trên chính là ở chỗ, người giáo viên làm công tác quản lý chưa nắm vững phương pháp quản lý hoặc có thể nắm chắc về lý thuyết nhưng chưa vận dụng sáng tạo vào từng công việc cụ thể. Với bài nghiên cứu “ Một số phương pháp quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường PTDTNT ”,tôi mong muốn có thể nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm luôn mang lại kết quả cao, từ đó thúc đẩy được quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, đặc biệt có thể giúp các em tự tin, vững vàng hơn, có tư duy, kiến thức và lối sống lành mạnh .
    III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    1. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về quá trình giảng dạy, chủ nhiệm của đồng nghiệp và quá trình giảng dạy, chủ nhiệm của bản thân qua 5 năm thực nghiệm tại Trường PTDTNT Tây Nguyên
    2. Đối tượng nghiên cứu
    Học sinh lớp 7B năm học 2006 - 2007 và học sinh lớp 10B năm học 2009-2010
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
    1. Điều tra sư phạm
    2. So sánh, thống kê qua thực tế.
    3. Tổng hợp đánh giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...