Báo Cáo Một số phương pháp nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý 6 ở trườn

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A PHẦN MỞ ĐẦU

    I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

    Quá trình dạy học không chỉ đơn giản là giáo viên lên lớp thực hiện giờ dạy theo giáo án và học sinh chỉ ngồi nghe, ghi chép một cách thụ động. Mà quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THCS cũng như đạt kết quả mục tiêu của quá trình dạy học.
    Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với phân môn địa lý ở trường THCS. Nhưng trên thực tế việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học.
    Trong xã hội hiện đại ngày nay việc đổi mới nội dung dạy học đã dẫn tới việc đổi mới cả phương pháp dạy học, một trong những hướng mới của phương pháp dạy học hiện nay là việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trong dạy học. Nghĩa là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, phát huy vai trò, ý nghĩa của phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và đối với phân môn địa lý nói riêng. Đó là niềm trăn trở của những con người đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày và của nhiều nhà giáo dục. Với tư cách là giáo viên sư phạm chuyên ngành địa lý, để có thể giảng dạy tốt phân môn của mình thì việc sử dụng thành thạo, khai thác có hiệu quả kiến thức thông qua các phương tiện trực quan trong dạy học là một yêu cầu quan trọng. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý 6 ở trường THCS’’
    II . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1. Phạm vi:
    Do điều kiện không cho phép nên trong đề tài nhỏ này, tôi chỉ nghiên cứu một số phương pháp nhằm nâng cao kết quả sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học địa lý ở một số bài trong chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Cơng Trứ
    2. Đối tượng:
    Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn địa lý theo chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 6.
    III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau:
    - Nhóm các phương pháp thực tiễn sư phạm:
    + Điều tra thực tiễn sư phạm.
    + Quan sát dự giờ và trực tiếp giảng dạy.
    + Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh.
    + Phương pháp điều tra tổng hợp toán học.
    Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.




    A PHẦN MỞ ĐẦU
    I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
    II . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    III . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    IV . CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    B NỘI DUNG
    I. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ :
    1. Tồn tại:
    2 Nguyên nhân :
    2.1 Nguyên nhân từ phía giáo viên:
    2.2 Nguyên nhân từ phía học sinh:

    II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
    1. Các phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống kênh hình trong dạy học địa lý lớp 6.
    1.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua quả địa cầu.
    1.2 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua bản đồ, lược đồ ở trong SGK.
    1.3 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh.
    1.4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua mô hình.
    1.5 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua biểu đồ:
    1.6 Việc kết hợp giữa phương pháp khai thác kiến thức qua kênh hình và kênh chữ trong SGK địa lý lớp 6.
    2 .KẾT QUẢ
    C KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...