Luận Văn Một số phương pháp (kinh nghiệm) mới (hiệu quả) trong phát triển đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
    Xã hội càng phức tạp, đa dạng và đông đảo bao nhiêu thì vai trò của quản trị càng quan trọng bấy nhiêu. Nhưng một trong những vấn đề mấu chốt của quản trị vẫn là quản trị tài nguyên nhân sự (human resource management). Bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù có một nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên (vật tư) dồi dào với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại kèm theo các công thức khoa học kỹ thuật thần kỳ đi chăng nữa cũng sẽ trở nên vô ích nếu không biết quản trị tài nguyên nhân sự. Chính cung cách quản trị tài nguyên nhân sự này tạo ra bộ mặt văn hóa của tổ chức, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng u ám của tổ chức đó. Đó là khái niệm mà người Phương Tây gọi là bầu không khí tổ chức của doanh nghiệp hay bộ mặt văn hoá của doanh nghiệp (corporate culture). Người Việt Nam chúng ta thường gọi nó là bầu không khí sinh hoạt của doanh nghiệp.
    Quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn không dễ như người ta thường nghĩ. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm lý, sinh lý, xã hội, triết học, đạo đức học và thậm chí cả dân tộc học. Nó là một khoa học nhưng đồng thời là một nghệ thuật – nghệ thuật quản trị con người. Là một khoa học thì ai trong chúng ta cũng có khả năng nắm vững được, nhưng khi nó là một nghệ thuật thì không phải ai cũng có thể áp dụng được.
    Trong khuôn khổ Bài tiểu luận môn học “Quản trị nguồn nhân lực” do cô Lê Thị Khánh Lý hướng dẫn, em nhận thấy rằng để có thể quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp một cách bài bản, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật thì công tác đào tạo và phát triển nhân viên là vô cùng quan trọng. Do đó, em đã chọn nghiên cứu về “ Một số phương pháp (kinh nghiệm) mới (hiệu quả) trong phát triển đội ngũ nhân viên tại doanh nghiệp” để thực hiện bài tiểu luận của môn học này.



    Mục Lục
    Mục Lục 1
    Lời nói đầu 3
    I. Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4

    I.1 Khái niệm, mục tiêu, chức năng và vai trò quản trị nguồn nhân lực 4
    I.1.1 Các khái niệm 4
    I.1.2 Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực 5
    I.1.3 Những chức năng cơ bản của quản trị nguồn lực 6
    I.1.4 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực 6
    I.2 Đào tạo nguồn nhân lực 8
    I.2.1 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực 8
    I.2.2 Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực 8
    II. Phần 2: Tác động của đào tạo và phát triển nhân viên đến hoạt động của doanh nghiệp 12
    II.1 Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nhân viên 12
    II.2 Phương hướng chung về đào tạo và phát triển nhân viên 13
    II.3 Tác động của đào tạo và phát triển nhân viên 16
    II.3.1 Đối với doanh nghiệp 16
    II.3.2 Đối với người lao động 16
    III. Phần 3: Bài học kinh nghiệm 17
    III.1 Giải pháp chung 17
    III.1.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp được tham gia vào công tác đào tạo và phát triển. 17
    III.1.2 Nghiêm túc chú ý lắng nghe các đề nghị, kiến nghị, sáng kiến của cấp dưới, của mọi người trong doanh nghiệp 18
    III.1.3 Tăng cường hơn nữa việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 18
    III.2 Giải pháp cụ thể 18
    III.2.1 Doanh nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để thu hút nhân tài 18
    III.2.2 Kết hợp chặt chẽ giữa thuê ngoài và đề bạt nội bộ 19
    III.2.3 Các phương hướng khác 20
    Kết luận 23
    Nhận xét của Giảng viên 24
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...