Chuyên Đề Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
    Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Chính vì thế, những giáo viên như chúng tôi, trực tiếp giảng dạy học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các phương pháp dạy học sao cho kiến thức đến với học sinh bằng con đường ngắn nhất.
    Việt Nam chúng ta đã và đang tiến lên bằng các con đường về kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong những năm vừa qua, nước chúng ta đã gặt hái được những thành công to lớn trên nhiều mặt, trong đó phải kể đến Giáo dục. Phải nói rằng, nền giáo dục của chúng ta đã bước sang một ngưỡng cửa mới, và bước đầu có hướng đi khả quan. Việc dạy học không phải là công việc đơn giản, nó đòi hỏi phải có những năng lực sư phạm thực sự. Theo tôi, điều quan trọng nhất của một nhà giáo khi dạy học đó là việc sử dụng phương pháp nào cho hợp lí để truyền đạt tới học sinh.
    Hiện nay, giáo dục phổ thông yêu cầu sát sao đối với các nhà giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là phương pháp đó phải mang tính tích cực, học sinh chủ động làm việc. Nhưng chắc rằng, không ít bộ phận giáo viên vẫn chưa hình dung rõ đổi mới phương pháp là như thế nào? Nhiều giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới phương pháp là: “Giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ” thậm chí hiểu chỉ cần dạy khác trước là được.
    Vậy nên trong môn học Mĩ thuật cũng vậy, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở.
    Như chúng ta biết là trong môn Mỹ thuật có tất cả 4 phân môn. Mỗi phân môn đều có những đặc trưng riêng, mang tính chất riêng. Tuy nhiên, một trong những phân môn khó và hầu hết học sinh không thích học bằng các phân môn khác đó là Vẽ theo mẫu. Vẽ theo mẫu là một phân môn rất hay, nếu hiểu rõ về đặc trưng của môn này thì chắc rằng các em học sinh rất thích thú học. Bởi môn này, đòi hỏi các em phân tích, so sánh, tổng hợp và từ đó cảm nhận vẻ đẹp bằng tất cả các giác quan, thể hiện bài vẽ bằng tình cảm, cảm xúc của mình.

    2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
    Sách giáo khoa Mĩ thuật ở bậc THCS về phân môn Vẽ theo mẫu rất cơ bản. Chủ yếu các bài học vẽ về Tĩnh vật lọ, hoa và quả. Đây là mẫu vật đơn giản nhất nhằm giúp các em bắt đầu biết so sánh, phân tích, tổng hợp. Các em biết phân biệt độ sáng tối, cảm nhận rõ mẫu vật đứng trong một không gian tĩnh vật. Các em cũng bắt đầu làm quen với các hình khối đơn giản như hình vuông, tròn, chữ nhật hay hình trụ Với cách làm quen như thế, học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức cơ bản nhất. Nếu chỉ dừng lại ở việc vẽ tĩnh vật các loại hoa, quả thì học sinh của tôi đã hiểu rất rõ. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn nhất đó là bài học “Vẽ tượng chân dung” ở lớp 9.
    Vẽ tượng là một mẫu vật mà lần đầu tiên học sinh được tìm hiểu ở lớp 9. Vậy nên, đại đa số các em còn rất bỡ ngỡ, chưa hình dung ra cách thể hiện như thế nào cho đúng nhất, giống mẫu vật nhất. Vẽ tượng ở lớp 9 mới chỉ dừng lại ở mức độ làm quen thôi, tuy nhiên bản thân tôi không nghĩ chỉ dừng lại ở đó. Mà các em còn phải phát triển cao hơn nữa, điều quan trọng là nắm bắt được cái thần ở trong tượng đó. Vậy nên tôi quyết định sẽ thể nghiệm một vài phương pháp nhằm giúp các em nắm bắt được đặc điểm của tượng rõ nhất và thể hiện được mẫu vật tượng mà bài học yêu cầu vẽ.
    Qua quá trình dạy- học, tôi thấy rằng, giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp dạy(truyền đạt) mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp học (tiếp nhận) để cuối cùng kiến thức “vào” học sinh dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn.
    Phải nói rằng để có thể vẽ được một bài về tượng chân dung không phải là khó nhưng bằng cách nào để học sinh hiểu và thể hiện được thì quả là không đơn giản. ở lớp 8, học sinh được học về vẽ chân dung bạn nên phần nào hỗ trợ cho các em khi lên lớp 9. Tuy nhiên, vẽ người khác với vẽ tượng. Người có cảm xúc, là cơ thể sống nên tình cảm cũng dễ được nắm bắt. Còn tượng là vật thể tĩnh, được làm bằng chất thạch cao, được đúc theo khuôn, các em phải diễn tả không nhất thiết phảI giống tượng hoàn toàn nhưng cũng phải nắm bắt được đặc điểm nổi bật và thể hiện được không gian cho vật mẫu, độ sáng tối và hơn cả là cảm xúc của các em qua bài vẽ đó.
    Mĩ thuật là môn học không giống như các môn khoa học khác, không có đáp số chính xác, mà đáp số của bài học chính là sự cảm nhận cái đẹp thông qua tác phẩm như thế nào. Thực tế cho thấy, học sinh học Vẽ theo mẫu không hứng thú mấy nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng bài học. Vậy làm thế nào cho học sinh hứng thú học hơn?
    Vì thế, tôi quyết định lấy tên cho đề tài của tôi là “Một số phương pháp hỗ trợ trong bài Vẽ tượng chân dung lớp 9”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...