Tài liệu Một số phương pháp giải thích pháp luật ở Pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số phương pháp giải thích pháp luật ở Pháp




    Sau Cách mạng Pháp năm 1789, việc phân chia quyền lực ở nước Pháp được thực hiện triệt để. Tòa án có vai trò rất lớn, thẩm phán đã từng được ví như “cái miệng của pháp luật”. Trong Bộ Dân luật Pháp 1804 (thường được gọi là Bộ luật Napoleon), có một nguyên tắc đặc biệt nổi tiếng, đó là nguyên tắc thẩm phán không được phép nại vào lý do không có luật hay luật không rõ ràng để từ chối giải quyết vụ việc. Nếu vi phạm nguyên tắc này, thẩm phán sẽ phải chịu trách nhiệm. Thẩm phán có quyền, đồng thời có nghĩa vụ giải thích luật (Điều 4, Bộ Dân luật Pháp). Tất nhiên, trong thực tế từng vụ việc cụ thể có thể tác động nhất định đến mức độ và phạm vi quyền lực của thẩm phán trong việc ra các phán quyết. Nguyên tắc này tồn tại cho đến cuối thế kỷ XX. Điều đó cho thấy sự phát triển của hệ thống tư pháp, vai trò của thẩm phán, cũng như các giá trị mà
    nguyên tắc này mang lại.




    Cũng như hầu hết các quốc gia khác, Pháp cho rằng, lý do phải tiến hành giải thích một văn bản pháp luật là vì trong quá trình lập pháp, nhà lập pháp không thể lường trước được tất cả những tình huống cũng như những khó khăn khi mang văn bản pháp luật vào cuộc sống, sự tương thích của văn bản với thực tế không cao, nghĩa của các đạo luật không phải luôn rõ ràng, và việc áp dụng pháp luật gây tranh cãi . Do vậy, việc giải thích pháp luật là thực sự cần thiết.


    Ở Pháp, Nghị viện cũng có thể giải thích các đạo luật của chính họ bằng cách đưa ra một đạo luật sau đó, gọi là đạo luật mang tính giải thích. Tuy nhiên, các thẩm phán rất miễn cưỡng áp dụng các đạo luật này (đặc biệt là các quy định mang tính hồi tố), mặc dù chúng chỉ chiếm một số lượng không đáng kể. Các nghị sĩ
    cũng thường xuyên đưa ra những câu hỏi liên quan đến giải thích đạo luật tới các Bộ trưởng, và sự trả lời của Bộ trưởng thường là chỉ bày tỏ quan điểm và phụ thuộc vào sự giải thích tối cao của Tòa án.

    Giải thích đạo luật cũng có thể được thực hiện thông qua các thông tư của Chính phủ, tuy nhiên, những thông tư mang tính giải thích này không có tác động pháp lý lên các cá nhân và thẩm phán, chúng không ràng buộc các thẩm phán về ý nghĩa và phạm vi của các điều khoản pháp lý mà họ đang giải thích. Tuy vậy, các thông tư này vẫn thường xuyên được các luật gia và các thẩm phán xem xét trong thực tế.


    Từ sự ra đời của một đạo luật năm 1991, các thẩm phán của Tòa án cấp thấp hơn có thể yêu cầu các Tòa án cấp cao hơn hướng dẫn về các điều khoản pháp lý khó của luật hiện hành trước khi áp dụng nó.


    Pháp luật của Pháp không dự trữ điều khoản của sự giải thích, vì vậy thẩm phán phải tìm cách giải thích, bình luận các đạo luật dựa trên những phương pháp khác nhau. Có thể kể đến một số phương pháp giải thích pháp luật cơ bản của Pháp như sau:




    Phương pháp giải thích có tính chất bình luận




    Phương pháp này được đánh giá là đã tạo nên lịch sử lập pháp Pháp. Phương pháp bình luận đề cao việc nghiên cứu văn bản pháp luật một cách thận trọng và cho rằng, việc đó sẽ đủ để tạo ra các giải pháp cho bất kỳ trường hợp nào trong thực tế áp dụng. Phương pháp có tính bình luận nhấn mạnh đến khía cạnh ý định của người lập pháp. Nếu pháp luật sáng tỏ, thẩm phán phải áp dụng pháp luật mà không cần phải giải thích, nếu luật pháp mơ hồ, tối nghĩa, thẩm phán sẽ phải nghiên cứu để tìm hiểu ý định của nhà lập pháp và khi ý định của nhà lập pháp được làm rõ thì các điều khoản pháp luật mơ hồ sẽ được làm sáng tỏ.


    Phương pháp giải thích tiếp cận lịch sử lập pháp




    Tiếp cận lịch sử lập pháp được sử dụng khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử của


    pháp luật, có thời kỳ nó được coi là phương pháp chủ yếu để giải thích đạo luật.

    Phương pháp này không có nghĩa là các thẩm phán thừa nhận “tính quyền lực” của lịch sử lập pháp, nhưng ưu điểm nổi trội mà phương pháp này mang lại, đó là “bằng chứng về nghĩa” của đạo luật.


    Phương pháp giải thích mang tính lịch sử là một kiểu giải thích thuộc mục đích luận, phương pháp này được biết đến như một sự “mềm hóa” đối với văn bản pháp luật.


    Vào khoảng thời gian Hiến pháp năm 1791 được thông qua, các thẩm phán đã đề cập đến những câu hỏi của giải thích pháp luật liên quan đến hoạt động lập pháp, đây là một vấn đề mà ở các Tòa án không có được sự thống nhất. Tiến trình này được gọi là référé législatif (dự thảo lập pháp). Tuy nhiên, nó bị ngừng năm 1937 vì người ta thấy rằng, các giải thích được tạo ra bởi sự quyết định của lập pháp rất ngẫu hứng, thường bị ảnh hưởng bởi các cân nhắc chính trị và sự thiếu độc lập cần thiết của Tòa án để giải quyết các vấn đề thực sự tồn tại. Trước đó, năm 1935, Henri Capital, một giáo sư luật nổi tiếng của Pháp đã viết một bài
    chống lại việc sử dụng phương pháp dùng lịch sử của lập pháp trong giải thích đạo luật. Ông cho rằng, Nghị viện đã thảo luận dẫn dắt đến việc nhấn mạnh quan điểm cá nhân, hơn là cái nhìn thông thường của tinh thần pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...